Việc viết gia phả

Việc viết gia phả
Trước khi thực hiện việc viết gia phả, người ta thường lập biểu đồ theo kiểu hình cây hay hình xương cá. Nghĩa là: gốc hay xương sống là thủy tổ, còn các nhánh là tổ tiên các đời, nối dòng đến lớp con cháu mới sinh. Với cách viết nào đi chăng nữa, đối với các tiền nhân phải có các mục sau:
Tên: Gồm tên húy, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy? Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào? Ngày, tháng, năm sinh (có người còn ghi được cả giờ sinh). Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi? Mộ táng tại đâu? (Có người ghi được cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào? Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị gì? Khoa nào? Triều nào? Nhận chức vị gì? Năm nào? Được ban khen và hưởng tước lộc gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì? (Đối với những vị hiển đạt thì mục này rất dài).
Vợ: Chính thất, kế thất, thứ thất... Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở đâu? Các mục ngày tháng năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm.
- Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: Con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).
- Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng...
Ngoài những mục ghi tên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền... đó là những tài quý giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác.
 Những nội dung ghi trên chỉ có tính chất gợi ý với các bậc huynh trưởng các họ đang chăm lo công việc phổ biến và tục biên gia phả dành cho con cháu đời sau. Còn phần trên gia phả hoàn chỉnh hay sơ sài, các cụ còn dành lại cho ta được bao nhiêu biết bấy nhiêu ai dám sáng tác thêm? Tuy nhiên, nếu tìm được quốc sư, hoặc trong gia phả, thần phả khác những tư liệu liên quan thì có thể cước chú kỹ, giúp cho đời sau thêm sáng tỏ.
Gia phả được coi là hoàn chỉnh, phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chú nghĩa chân phương, có ghi rõ tên người sao lục, biên soạn thuộc đời thứ mấy, năm nào, triều vua nào, căn cứ vào bản nào, tên người tục biên qua các đời cũng có cước chú rõ ràng. Đầu gia phả có lời tựa ghi được nguồn gốc xuất xứ của thủy tổ, có cứ liệu thành văn hay truyền ngôn.

Bài viết trên được chúng tôi sưu tầm từ internet - quý vị có nhu cầu tư vấn thiết kế gia phả kỹ hơn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Làm gia phả, thiết kế cây gia phả, phả đồ các dòng họ

Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936 375 511
Cảm ơn các bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét