Tổ tiên các vua nhà Trần và các tôn thất tại VN

Tổ tiên các vua nhà Trần và các tôn thất tại VN

Trần Lý (thủy tổ của nhà Trần, con của Trần Hấp),

Trần Thừa (cha vua Thái Tông, được truy tôn là Trần Thái Tổ)

Các thế hệ tông thất khai quốc:

-Trần Tự Khánh
- Trần Thị Dung (hoàng hậu nhà Lý), sau này là Linh Từ quốc mẫu
- Trần Liễu cha của Trần Hưng Đạo,
- Trần Thủ Độ, Thái sư nhà Trần (người có công kiến lập nhà Trần)
- Trần An Quốc, Trần An Bang
- Các tông thất nhà Trần có công lao cho đất nước:
- Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo đại vương - Tiết chế Quốc công)
- Trần Quang Khải Thượng tướng, Thái sư nhà Trần
- Trần Nhật Duật
- Trần Khánh Dư
- Trần Quốc Toản
- Trần Quốc Hiến (Nghiễn) (Con trai của Hưng Đạo Vương)
- Trần Quốc Tảng (Con trai của Hưng Đạo Vương)
- Trần Quốc Uất (Con trai của Hưng Đạo Vương)
- Trần Quốc Hiện (Nghiện) (Con trai của Hưng Đạo Vương)
- Trần Bình Trọng
- Trần Khát Chân (dòng dõi Trần Bình Trọng, người có công giết được Chế Bồng Nga)
- Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Quốc Tung): người cùng tham gia trong cả 3 lần kháng chiến - chống Nguyên Mông và đặt nền móng cho trường phái Trúc Lâm Yên Tử
- An Tư công chúa (người được gả cho Thoát Hoan để nghị hòa trong tình thế nguy kịch - của nhà Trần)
- Huyền Trân công chúa: người được gả cho vua Chiêm Thành để đổi lấy châu Ô là châu Lý (Rí)
- Trần Nguyên Đán, là người có công lật đổ Dương Nhật Lễ giành ngôi lại cho nhà Trần, có nhiều công trình thơ văn giá trị và là ông ngoại của Nguyễn Trãi.

Các tôn thất nhà Trần khác:
- Trần Bà Liệt, Hoài Đức Vương, con trai của Trần Thừa
- Trần Quốc Khang (anh trai Trần Quốc Tuấn)
- Trần Nhật Hiệu Thái úy, chỉ huy quân Tinh cương của nhà Trần
- Trần Kiện
- Trần Văn Lộng
- Trần Tú Viên
- Trần Lão Thượng vị hầu
- Trần Khắc Hãn công chúa
- Trần Ngạc Thái úy
- Trần Nhật Đôn Trụ quốc, người cùng hợp mưu với Trần Khát Chân trừ khử Hồ Quý Ly bất thành
- Trần Doãn Vũ Thành Vương
- Trần Thị Thiều (Hoàng hậu của Trần Thánh Tông)
===========

Bài viết sưu tầm trên internet

Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả  , vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936375511

Đề tài Quản lý và tra cứu gia phả

 Hiện nay với bánh xe của thời gian với vận tốc không ngừng cùng với vòng quay của trái đất nơi mà con người chúng ta đang sinh sống và tạo dựng chúng ngày càng tươi đẹp và phồn vinh. Trải qua nhiều thế hệ con người đã không ngừng phát triển và tạo dựng nền móng văn minh cho nhân loại. Chúng ta thường nhớ về cha ông ta đã từng một thời dựng nước và giữ nước. Qua bao nhiêu thế kỉ với các giai đoạn xã hội khác nhau, đối với các dòng họ với sự quản lý dòng họ của mình qua tấm GIA PHẢ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự “Quản lý” bằng tay những dữ liệu, những thông tin về mỗi cá nhân trong dòng họ… Điều này dẫn đến sự khó chịu và rất tốn thời gian khi ta muốn tra cứu thông tin về ai đó trong họ, thật rắc rối rất mất thời gian và khi dòng họ này lại có thêm thành viên mới sinh ra, hoặc dòng họ này lại tìm một người nào đó bị thất lạc. Thì cuốn Gia Phả trên lại trở lên dài rất khó quản lý, rất khó kiểm soát. Điều gây phiền hà nhất ở đây là khi muốn thay đổi thông tin của cá nhân nào đó trong họ thì cuốn Gia Phả đó lại phải viết lại từ đầu, hay là tạo ra cuốn Gia Phả mới. Đây quả là một sự bất tiện không mong muốn. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tin chúng tôi đã tìm tòi, học hỏi, thu nhập các thông tin, tài liệu và phát triển phần mềm Quản lý Gia Phả. Phần mềm quản lý GIA PHẢ này nhằm để tra cứu các thông tin về cuốn GIA PHẢ một các nhanh chóng hơn, tiện lợi, chính xác và tiết kiệm thời gian hơn. Chương I: Phân tích yêu cầu người dùng: 1.Khảo sát tình hình: - Về phần chúng tôi trong quá trính khảo sát thực tiễn trên thị trường với đất nước Việt Nam ngày nay cũng như xa xưa ngay trong cuộc sống của chúng ta, các dòng họ lâu đời như : họ Trần, Nguyễn, Lý, Ngô, Đinh,… Mỗi dòng họ được chia làm nhiều chi khác nhau, qua các thế hệ này đến thế hệ khác. Bắt đầu từ người được tìm thấy đầu tiên trong họ và lấy người đàn ông làm gốc cho dòng họ của mình hay người này có quyền được phép cho con cháu về sau lấy đó làm gốc hay còn gọi là “Ông Tổ ” hay “Cụ Tổ ” của họ. Khi người này lập gia đình và có con thì những người con này là đời thứ hai.Và cứ tiếp diễn như vậy khi những người con trong đời thứ hai này lập gia đình thì những người con của họ là đời thứ ba và cứ thế theo đường dài thời gian họ liên tiếp kế thừa từ đời trên xuống dưới. Từ “Ông Tổ ” sẽ lấy đó làm chi gốc và sau đó phân cho các con trưởng nắm giữ chi gốc đó. Nhưng nếu con trưởng này không sinh được người con trai nào thì quyền làm trưởng sẽ do người em trai đảm nhận, và người em trai này lắm giữ luôn chi gốc đó. Vì theo sự suy nghĩ của con người thì Nam mới được phép làm trưởng. Nhưng nếu dòng họ này mà không có con trai ở thế hệ sau thì coi như đó là sự không may và dòng họ này được xếp vào dòng họ bị “thất lạc” hay mất họ. Nếu nhìn bằng con mắt trực quan ta có thể hình dung cả một dòng họ đi từ trên xuống thì có thể sắp xếp theo một dạng cây có nhiều nhánh, các nhánh này chính là các chi mà ta đã nói ở trên. Những nhánh này có chung một gốc đó chính là “Cụ Tổ ”. Và các nhánh này lại được phân ra làm nhiều nhánh con khác nhau. Nếu nhánh gốc mà không có con trai thì cũng như một cành cây chính bị cụt. Nó sẽ được chuyển sang nhánh gần nhất kế bên. Nhánh này sẽ giữ gốc Gia Phả. Ta có thể biểu diễn dòng họ như là một cái cây nhiều nhánh như sau: Đời 1: Đời 2 : Đời 3: Đời 4: Đời 5: Đời N: Hình 1. Cây Gia Phả Trong ví dụ về cây Gia Phả trên thì người cụ tổ là gốc của Phả Hệ. Qui định : + Đàn ông hình vuông. + phụ nữ hình tròn + Những người đã từng làm trưởng(nắm giữ gốc Phả hệ) màu đỏ. Trong cây Gia Phả này hiện tại ta chỉ xét có 5 đời :  Đời 1: Là người lắm vai trò là gốc của dòng họ hay còn gọi là “Cụ Tổ ”, người này sinh ra 5 người con: 3 trai, 2 gái. Con cả và con thứ hai đều là trai. Nên con cả này sẽ làm Trưởng nắm gốc Gia Phả.  Đời 2: Người con trai cả chỉ sinh được một người con gái nên khi người này mất đi con gái của anh ta không thể làm Trưởng khi đó người em trai của anh ta sẽ được phép làm Trưởng và giữ luôn gốc chính và con trai của người này lại là Trưởng. Hay nói một cách khác thì cây Gia Phả này được chuyển nhánh sang nhánh khác. Và cứ như vậy cho đến đời tiếp theo.  Đời 3: đến đời 4, đến đời 5, đến đời thứ N Ta có thể mô tả bằng hình ảnh như sau: Đây là danh sách được In ra theo Chi Hình 2. Danh sách được in theo chi(chỉ gồm con cháu chính trong họ) Trong thực tế do pháp luật Việt Nam đã công nhận trong dòng họ thì thế hệ này và thế hệ sau cứ cách nhau khoảng 5 đời thì được phép kết hôn. Nên theo sự điều tra trung thực của chúng tôi thì con cháu được phép thờ cúng tổ tiên đến đời thứ năm thì có thể thôi và được phép không thờ đến đời thứ 6 nữa. Theo khảo sát hiện trạng thì chúng tôi vẫn thấy đại đa số các dòng họ đều quản lý dòng họ của mình chỉ qua một đến hai cuốn Gia Phả và được người quan trọng trong họ giữ gìn người đó có thể là con Trưởng và cũng có thể là con thứ. Vậy họ quản lý ra cuốn Gia Phả này ra sao? Cũng như chúng ta có thể tưởng tượng ra với một dòng họ có rất nhiều người như vậy sự quản lý thật là rườm rà khi những thông tin ghi trong cuốn Gia Phả lại có vẻ không được thống kê đầy đủ. Và nếu có người mới được sinh ra hay dòng họ này lại tìm được một người bị thất lạc do chiến tranh hay thông tin cá nhân của người nào đó bị sai lệch. Vì thế người giữ cuốn Gia Phả muốn sửa lại thông tin thì cũng phải thống kê lại toàn bộ những thông tin đã có trong Gia Phả. Có những lúc phải vất cả cuốn Gia Phả đó đi để làm cuốn Gia Phả mới. Điều này thật là tốn thời gian và rắc rối cho người nào muốn sao lưu lại cuốn Gia Phả và muốn tìm kiếm thông tin của một ai đó trong họ… Hình 3. Danh sách được in theo chi(Gồm cả con dâu) - Vì vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi đã thực sự thấy được tầm quan trọng khi phần mềm này ra đời, nó giúp rất nhiều về mặt thời gian và tính dễ chịu khi chúng ta muốn tra cứu hay quản lý một tấm Gia Phả thiêng liêng của cả họ -Cũng trong quá trình khảo sát thì chúng tôi thấy hiện nay trên thị trường cũng không ít phần mềm Quản Lý và Tra Cứu Gia Phả, một sự tiến bộ cho nền Công Nghệ Thông Tin đánh dấu sự phát triển và phần nào chứng minh được Công Nghệ Thông tin không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế chúng tôi quyết định đóng góp công sức nhỏ bé của mình và hi vọng sẽ giúp được phần nào cho những người quản lý Gia Pha hay những người muốn tra cứu thông tin nào đó trong Gia Phả 2. Phân tích yêu cầu người dùng:  Về phía người dùng: Qua khảo sát và nghiên cứu chúng tôi có thể nói tóm gọn về đại đa số yêu cầu đơn giản và cũng có yêu cầu phức tạp của người muốn quan tâm đến phần mềm này. Và chúng tôi đã chia hai yêu cầu chính sau: là yêu cầu người tra cứu Gia Phả và yêu cầu của người quản lý Gia Phả. a. Người Tra Cứu : + Tra cứu thông tin dòng họ: Muốn biết dòng họ này hiện tại có bao nhiêu người, bao nhiêu Nam, bao nhiêu nữ, gốc Phả Hệ là ai, những ai đã làm Trưởng trong dòng họ, nguồn gốc của dòng họ này ra sao, đây là đời thứ mấy trong dòng họ, các chi của dòng họ này được phân ra như thế nào, người còn sống và người đã mất thì sao ... + Tra cứu thông tin cá nhân: Muốn biết thông tin về tiểu sử của người này, quê quán hoặc ngày sinh thông qua họ tên hoặc họ tên thông qua ngày sinh. Người này là nam hay nữ, là đời thứ mấy trong họ hay thuộc chi nào trong họ. Có thể biết được người này mất hay chưa mất, xem ngày sinh của họ khi ta không nhớ. Và có thể xem danh sách tên những người trong họ từ đó có thể đặt tên cho con của mình. Người tra cứu này đòi hỏi cần có một phần mềm dễ tra cứu, không rườm rà, tra cứu phải nhanh, thông tin cần biết phải chinh xác. Giao diện phải đẹp dễ sử dụng. b. Người Quản Lý : + Tra cứu thông tin: Yêu cầu này cho thấy người quản lý cũng chính là người Tra Cứu, họ cũng phải biết thông tin hiện trạng của dòng họ mình ra sao, từ đó sẽ nhập những thông tin cính xác cho cuốn Gia Phả mà họ sắp đưa ra. + Quản lý Gia Phả : Thủ tục quản lý phải đơn giản ngắn gọn dễ hiểu, dễ kiểm soát. Sự kết nối Cơ sở dữ liệu phải linh hoạt, chặt chẽ. Yêu cầu phải tạo ra được họ mới tuỳ ý theo người quản lý có quyền quyết định. Trong đó phải có sự quản lý mềm dẻo như có thể thêm người mới vào cuốn Gia Phả, có thể sử đổi thông tin khi cần thiết, khi thông tin của ai đó trong họ bị sai lệch. Có thể xoá bất kỳ cá nhân nào trong họ nếu như người đó không tồn tại hay chưa từng tồn tại. Ngoài ra sự bảo mật thông tin do người quản lý yêu cầu cũng có thể cần thiết. Hoặc không quan trọng lắm vì có thể cuốn Gia Phả được làm xong sẽ được lưu trữ và bảo quản thông quan đĩa CD. Còn về phía chúng tôi sẽ đưa ra sự thiết kế của mình như sau: Chương II : Phân tích và phân loại phần mềm I. Phân tích các chức năng: Biểu đồ phân cấp chức năng Hình 4. Biểu đồ phân cấp chức năng Chức năng chính của phần mềm có 3 điểm cần quan tâm như trên hinh vẽ QUẢN LÝ GIA PHẢ Quản lý In Thông Tin Tra cứu Nhập dòng họ Thêm thành viên Sửa đổi Tc.Theo ngày sinh Tc.Theo đời Tc.Theo họ tên Tc.Theo chi In thông tin cá nhân In danh sách Tc.Theo địa chỉ 1. Chức năng về Quản Lý: Trong chức năng Quản Lý sẽ phân ra làm 3 chức năng con như: + Nhập dòng họ : Chức năng này cho phép người Quản Lý có thể nhập một dong họ nào đó vào Gia Phả, điều này tương đương với việc lập một cuốn Gia Phả mới. + Thêm thành viên : Chức năng thêm thành viên được sử dụng khi dòng họ này có người mới sinh ra hoặc người này bị thất lạc và mới được tìm thấy. + Sửa đổi : Chức năng sửa đổi sẽ có tác dụng khi tat hay đổi thông tin sai lệch của cá nhân nào đó trong họ. Chức năng này có thể xoá bất kỳ người nào đó trong Gia Phả. 2. Chức năng Tra Cứu : Trong chức năng này sẽ phân ra làm 5 chức năng cần thiết sau: + Tra cứu theo Đời: Chức năng này sẽ in thông thông tin theo từng đời một khi một người tra cứu xem toàn bộ dòng họ theo đời. + Tra cứu theo Chi : Cũng tương tự như Tra cứu theo Đời thì Tra Cứu theo chi sẽ in toàn bộ thông tin của cả họ theo từng nhánh một. + Tra cứu theo Họ Tên: Khi người tra cứu nhập tên người muốn biết thông tin này thì toàn bộ những người nào có tên như vậy sẽ được hiện lên và in rõ thông tin của họ để người tra cứu biết. + Tra cứu theo Ngày Sinh: Cũng như tên, tra cứu theo ngày sinh cũng vậy. + Tra cứu theo địa chỉ : Muốn biết thông tin của người nào đó qua quê quán của họ. 3. Chức năng In Thông Tin : + In danh sách : In hay hiển thị toàn bộ thông tin của người trong dòng họ đó. + In thông tin cá nhân : In hay hiển thị chỉ thông tin cá nhân cần biết do người tra cứu yêu cầu. II. Biểu đồ luồng dữ liệu: - Luồng dữ liệu được chia ra làm hai mức quan trong nhất là: mức 0 và mức 1 Ở mức 0 : Thì tác nhân người sử dụng có hai yêu cầu chính như đã phân tích ở trên là Tra Cứu và Quản Lý. Người sử dụng đưa ra yêu cầu tra cứu (hay xem thông tin ) Gia Phả. Phần mềm này xe có sự phản hồi lại và đưa ra thông tin cần tra cứu cho người yêu cầu. Mặt khác người Tra Cứu này cũng có thể quản lý một cuốn Gia Phả thật sự hoặc rành riêng cho mình bằng cách yêu cầu thông tin về quản lý Gia Phả, và người dùng lại co sự trả lời phản hồi từ phần mềm trên. Những thông tin phản hồi có thể là sự hướng dẫn về Quản Lý, đưa ra thông tin: nhập, xoá, sửa và từng bước hướng dẫn người Quản Lý thao tác trên Giao Diện phần mềm được tốt hơn, linh hoạt hơn, đầy đủ ý và không rườm rà. Mức 0: Y.c tt Quản lý Thông tin quản lý Yêu câu tra Cứu Thông tin tra cứu Hình 5. Biểu đồ phân luồng giữ liệu Mức 0(mức đỉnh) Người Sử Dụng Quản Lý Gia Phả Ở mức 1: Mức 1 chính là sự phân tích chặt chẽ hay là sự mở rộng thật cần thiết từ mức 0. Ở đây ta phân tích rõ rang từng chưca năng với biểu đồ phân luôngf dữ liệu Người sử dụng có thể yêu cầu thông tin tra cứu và chức năng Tra Cứu sẽ lấy dữ liệu từ kho Gia Phả và cho biết thông tin cần tra cứu do người dùng yêu cầu đặt ra Người sử dụng có thể yêu cầu chức năng Quản Lý về sửa đổi thông tin cá nhân hay nội dung của dòng họ. Khi đó chức năng Quản Lý sẽ lấy thông tin từ kho Gia Phả cho Người Quản Lý xem và Người Quản Lý có quyền quyết định thay đổi thông tin hay không thay đổi thông tin. Người Quản Lý có thể yêu cầu chức năng Quản Lý về nhập họ mới hoặc thêm thành viên, xoá thành viên đã có trong Gia Phả Người sử dụng có thể yêu cầu chức năng In Thông Tin. Khi đó chức năng In Thông Tin này sẽ lấy thông tin từ Kho Gia Phả và hiển thị thông tin cho người dùng xem. Tuỳ yêu yêu cầu hiển thị thông tin như thế nào của người dùng, chức năng In Thông Tin sẽ in ra : chỉ in thông tin cá nhân hoặc in thông tin cả dòng họ. Ngoài ra trong chức năng này chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của nó là có thể in thông tin những người đã làm Trưởng trong họ, int toàn bộ Nam hoặc Nữ. Hay in thông tin những người đữa mất cũng như những người còn sống… Mà trong biểu đồ phân luồng dữ liệu ở mức 1 chúng tôi chưa tiện đưa ra, và chúng tôi sẽ nói rõ, chi tiết hơn về vấn đề này khi thiết kế Giao Diện người dùng. Mức 1: Y.c nhập GP mới Y.c thêm thành viên Thông tin yêu cầu Thông tin cá nhân Y.c sửa đổi thông tin Yêu cầu tra cứu Kho Gia Phả Thông tin tra cứu Yêu cầu in thông tin Thông tin được đưa ra Thông tin được in ấn Hinh 6. Biểu đồ phân luồng dữ liệu Mức 1(mức dưới đỉnh) Người sử dụng Tra Cứu In Thông Tin Quản Lý III. Biểu đồ thực thể liên kết (E - A) Hình 7. Biểu đồ thực thể liên kết  Phân tích biểu đồ thực thể liên kết (E-A) Theo lược đồ trên ta sử dụng lược đồ (E-A) kinh điển (+) Phâm tích về thuộc tính: Lược đồ (E-A) ở trên : theo phân tích thì lược đồ trên cho 4 kiểu thực thể là kiểu thực thể : +Người Dùng : Yêu cầu người dùng nhập họ tên, ngày sinh,giới tính khi cần thiết. +Dòng Họ : bao gồm các thuộc tính mã họ và tên họ(tên dòng họ) +Danh Sách Thành Viên : có thuộc tính thứ tự(để chỉ thứ tự của từng người trong dòng họ). Trong thực thể này có thực thể con là thực thể Người(thực thể cá nhân) +Người : có các thuộc tính như : họ tên, ngày sinh, giới tính, quê quán, tiểu sử, tuổi thọ, đời. (+) Phân tích về liên kết : 1.Thực thể :“Danh Sách Thành Viên ” và “Người”: Trong thực thể Danh sách thành viên bao gồm các thuộc tính cá nhân như : thứ tự, họ tên, ngày sinh, giới tinh, quê quán, tiểu sử, tuổi thọ, đời. Vì Danh sách thành viên nó bao gồm cả thực thể người nên ta có thể phân tích ra một thực thể con. Là một thực cá nhân ghi gộp lại sẽ tạo ra một “Danh sach thanh vien”. 2. Thực thể : “Danh Sách Thành Viên” và “Dòng Họ”: Mỗi một dòng họ chỉ một danh sách thành viên và ngược lại, mỗi một danh sách thành viên chỉ có một họ ma thôi chúng. Hai thực thể này sẽ liên kết (1-1). 3.Thực thể : “Người Dùng” và “Dòng Họ” : Mỗi một dòng họ được sự quản lý từ một đến nhiều người. Mỗi một người có thể được phép quản lý một dòng họ hoặc không quản lý bất kỳ dòng họ nào (trong thực tế có thể có trường hợp một người quản lý nhiều dòng họ, nhưng ta không xét ở đây) Mỗi một người có thể không Tra Cứu bất kỳ dòng họ nào hoặc Tra Cứu một đến nhiều dòng họ IV. Bảng Quan Hệ và Mối Quan Hệ : Hình 8. Bảng quan hệ Bảng Quan Hệ ở trên gồm hai bảng liên kết với nhau là: bảng “Danhsachthanhvien” và bảng “Dòngho”. + Bảng Danhsachthanhvien bao gồm các cột : thutu(thứ tự cá nhân của một người trong dòng họ đó), Hoten(họ tên), Ngaysinh(ngày sinh), Gioitinh(Giới tính), Quequan(Quê quán), Tieusu(Tiểu sử bản thân), Tuoitho(Tuổi thọ), Doi(Đời). + Bảng Dongho có duy nhất một cột là : Tenho(tên họ). Chương III : Thiết Kế Giao Diện Người Dùng : Dao diện được thiết kế theo các chức năng sau: Hình 10. Giao diện chính 1.Chức năng Quản Lý Gia Phả: Hình 11. Giao diện với các chức năng con Trong chức năng Quản Lý Gia Phả gồm các chức năng con như hình trên như : Lập Gia Phả, Thêm thành viên, sửa đổi, Thoát.  Lập Gia Phả: Khi chọn chức năng này sẽ xuất hiện giao diện khác là “Lập Gia Phả”. Chức năng này sẽ giúp người quản lý sẽ lập một Gia Phả mới cho dòng họ của mình bằng cách nhawpj các thong tin cần thiết như trong hình và nếu đồng ý thực hiện thong tin trên thì click vào nút Đồng Ý và Gia Phả này bắt đầu có thành viên được nhập, nếu không đồng ý thì Nhập Lại. Hình 12. Giao diện khi Lập một Gia Phả mới  Thêm thành viên: Chức năng Thêm Thành Viên được dùng khi trong dòng họ có người mới ra đời hoặc dòng họ này lại tìm ra ai đó khi xưa bị thất lạc có thể là do Chiến Tranh Hình 13. Giao diện khi thêm thành viên  Sửa Đổi : khi thông tin của thành viên nào đó trong dòng họ được nhập vào có sai sót hoặc thiếu chi tiết thì người Quản Lý Gia Phả có thể sửa đổi lại bằng việc nhập vào các thông tin có trong giao diện. Hoặc người Quản Lý Gia Phả có thể xoá bất kỳ thông tin nao không cần thiết hoặc loại bỏ thành viên khỏi cuốn Gia Phả khi người này chưa bao giờ tồn tại. Hình 14. Giao diện khi sửa đổi thông tin 2. Chức năng Tra Cứu: Khi cuốn Gia Phả được người Quản Lý Gia Phả làm xong thì có thể các thành viên trong họ hoặc bất cứ ai cũng có thể xem thông tin thành viên nào đó trong họ bằng việc điền các thông tin cần thiết như trong giao diện đã được thiết kế sẵn. Người Tra Cứu có thể xem theo nhiều cách khác nhau như: xem Tất Cả, xem theo Họ Tên, Theo Đời, Theo Chi, Ngày Sinh, Quê Quán, Giới Tính. Và nhập các thông tin tương ứng bên cạnh. Hình 15. Giao diện khi Tra Cứu tin thành viên 3. Chức năng Xem Thông Tin: Chức năng Xem Thông Tin được thiết kế với các chức năng con như: Xem Thông Tin Cá Nhân, Xem Thông Tin Gia Phả(Xem Theo Đời, Xem Theo Chi, Thông tin Khác ), Xem Người Đã Mất. Hình 16. Giao diện chính khi xem các thông tin khác 3. Ngoài ra còn có các chức năng:  Đặt Tên Cho Con: Khi một thành viên nào đó trong dòng họ được sinh ra. Ta có thể Tra Cứu xem nếu đặt tên con có trùng với tên một ai đó trong họ hay không.  Hướng Dẫn Sử Dụng:  In Ấn : Vì phần mềm này được dùng chỉ cho một dòng họ, khi người nào đó Lập Được Gia Phả mới thì họ có thể ghi ra thông tin đó ra một chiếc đĩa và có thể phát cho các thành viên trong dòng họ mình được xem, thông tin có thể được in ra và ghi tuỳ theo người lựa chọn. Cho nên chức năng này chúng tôi cũng không xét kỹ. Mục Lục Trang Lời nói đầu 3 Chương I : Phân tích yêu cầu người dùng 4 1.Khảo sát tình hình 4 2.Phân tích yêu cầu người dùng 9 a. Người Tra Cứu 9 b. Người Quản Lý 10 Chương II : Phân tích và phân loại phần mềm 11 I. Phân tích các chức năng 11 1. Chức năng về Quản Lý 12 2.Chức năng Tra Cứu 12 3.Chức năng In Thông Tin 13 II.Biểu đồ luồng dữ liệu 13 > Mức 0 : (mức đỉnh ) 13 > Mức 1 : (mức dưới đỉnh) 14 III. Biểu đồ thực thể liên kết (ERD) 16  Phân tich biểu đồ thực thể lien kết(ERD) 17 + Phân tích về thuộc tính 17 + Phân tích về thực thể liên kết 17 IV. Bảng Quan Hệ và Mối Quan Hệ 18 Chương III : Thiết Kế Giao Diện Người Dùng 19 1.Chức năng Quản Lý Gia Phả 20 2. Chức năng Tra Cứu 23 3. Các chức năng khác 25 Mục lục 26

Viết gia phả thế nào?

Viết gia phả thế nào?

Không ít gia đình vẫn còn giữ được những cuốn gia phả từ xa xưa. Song việc dựng lại gia phả dòng họ trước đây và viết tiếp về thế hệ mình cho con cháu lưu lại của nhiều gia đình, dòng họ đang gặp không ít khó khăn. Bởi vấn đề được đặt ra là: Viết thế nào cho đúng?
Viết gia phả - việc làm cần thiết của mỗi dòng họ
Trong văn hoá Hán, “gia” có nghĩa ban đầu là tổ hợp hai người nam nữ kết hôn với nhau, sau đó được dịch là “nhà” (có lẽ bắt nguồn từ đây mà người Việt Nam thường gọi vợ/chồng của mình là “nhà tôi”). Một khái niệm liên quan mật thiết tới vấn đề gia phả nữa, đó là khái niệm “họ”.
Trong văn hoá Trung Quốc chữ “tính” có nghĩa là Họ. Tính dùng để chỉ mối liên hệ dòng máu, chỉ những người cùng sinh ra từ một ông tổ. Còn chữ “họ” trong ngôn ngữ người Việt được hiểu là hàm ý là một thị hay một tộc. Gia phả xuất hiện trong văn hoá Trung Quốc vào khoảng thời Chiến quốc - khi đã hình thành những dòng họ lớn.
Trong tiếng Việt, những khái niệm liên quan tới vấn đề này có cha, mẹ, con, cháu,  chắt, chít (5 thế hệ - ngũ đại đồng đường). Như thế có thể hiểu, hệ thống thân tộc nội ngoại hiện hành cũng như dòng họ là kết quả giao lưu văn hoá Việt - Trung thời xa xưa. Và sự ra đời gia phả ở nước ta có quan hệ tới sự hình thành những đại gia tộc Nho học - thường là những gia tộc có người đỗ đạt làm quan.
Ngày nay, khi đời sống được cải thiện, “phú quý sinh lễ nghĩa”, mọi người đã có nhiều điều kiện để nhìn lại dòng tộc mình hằng mong tìm lại cội nguồn – cái nôi đã sản sinh ra mình ra gia tộc của mình. Và gia phả chính là phương tiện để ghi lại dòng tộc đang hiện hữu trong tâm thức của mỗi chúng ta. Đó cũng là những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt Nam.
Từ gia phả để nối phả
Việc thay tên đổi họ đã từng xảy ra trong lịch sử, đặc biệt là những dòng họ vì lý do tồn tại mà phải đổi thành họ khác. Ví như khi nhà Lý mất nước, con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn để tránh bị trả thù. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, khi nhà Mạc đổ thì con cháu họ Mạc cũng phải đổi sang họ khác.
Giờ đây chúng ta thường có khái niệm “vấn tổ tầm tông” – mà gia phả là một trong những “chỉ điểm” chính xác và lâu đời nhất. Từ xưa, ông cha ta rất có ý thức về cội nguồn nên thường mở đầu một bản gia phả bằng cách ghi gốc tích dòng họ mình, ví như: “Họ Nguyễn ta vốn gốc từ thôn X, xã Y, huyện Z...”. Chính nhờ những dòng ghi chép này mà người ta có thể tìm hiểu để nối phả. Nối phả là xem xét gốc tích cụ tổ dòng họ mình, tìm về gốc tổ, so sánh gia phả để phát hiện ra cụ tổ của dòng họ mình thuộc chi nào, nhánh nào từ một dòng họ có gốc gác lâu đời hơn.
Hiện nay, trong trào lưu chung, nhiều dòng họ đang tiến hành viết lại gia phả. Có những dòng họ có điều kiện thì in ấn rất đẹp và trang trọng. Việc viết lại gia phả là rất cần thiết, bởi vì, gia phả của các cụ ta xưa viết bằng chữ Hán, nay số người biết chữ Hán trong các làng xã đã rất hiếm hoi, nếu không kịp thời dịch ra quốc ngữ thì nguy cơ sau này không còn ai đọc được gia phả nữa. Mà đã dịch ra quốc ngữ thì nhân tiện, những người “phụ trách” vấn đề gia phả biên soạn lại cho hợp lý hơn và bổ sung thêm những chi tiết mới.
Mặt khác, đất nước ta trải qua mấy mươi năm chiến tranh, bộn bề công việc, nhiều dòng họ chưa có điều kiện bổ sung gia phả mà các thành viên trong dòng họ thì được bổ sung thường xuyên theo thời gian. Người già mất đi, lớp trẻ sinh ra và lớn lên thay thế. Trung bình cứ 25-30 năm đã là một thế hệ mới. Vì vậy, việc viết lại và tục biên gia phả là điều không thể không làm.
Viết thế nào cho đúng?
Gia phả được hiểu là lịch sử của một dòng họ. Để cho gia phả có giá trị, phát huy được tác dụng đối với con cháu, qua tham khảo gia phả của một số dòng họ, xin chia sẻ đôi điều như sau:
Thứ nhất, phải hiểu rằng, viết gia phả là viết sử, sử của dòng họ, chứ không phải viết văn. Vì thế, hành văn phải ngắn gọn, giản dị, trong sáng, dùng từ phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, không nên dùng ẩn nghĩa, gây hiểu nhầm.
Thứ hai, viết gia phả là sưu tầm, biên soạn những tư liệu về cuộc sống đã qua của các bậc tiên tổ cũng như nhiều thế hệ trong dòng họ để nêu cao truyền thống tốt đẹp của dòng họ để cho con cháu noi theo.
Thứ ba, muốn viết gia phả phải có một hội đồng. Người chép phả phải là người có kiến thức sâu rộng (nhất là kiến thức về lịch sử) để khi viết về nhân vật nào, thời đại nào, đều có thể hình dung được bối cảnh lịch sử của thời kỳ đó. Không nên thiên vị chi nọ, cành kia, gây ấn tượng không tốt cho con cháu về sau;
Thứ tư, không nên duy trì quan điểm “trọng nam khinh nữ” mà không ghi tên con gái trong gia phả, vì như thế sẽ gây khó khăn cho việc tìm hiểu tư liệu sau này.
Có nhiều cách trình bày gia phả. Có thể viết theo chiều ngang, tức là những người bằng vai, cùng thế hệ thì viết về họ cùng một lượt, sau đó mới viết đến thế hệ sau. Có thể viết theo chiều dọc, tức là chép từng chi, từ trên xuống dưới, hết chi này đến chi kia.. Điều này thường được quyết định bởi hội đồng viết gia phả của từng họ.
Văn Minh

Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả  , vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Email: Dichvugiapha@gmail.com
Điện thoại: 0936375511

Gia phả và nhà thờ họ

Thật cảm động khi nhìn thấy từ gia phả những lời nhắn nhủ, răn dạy đạo đức của các bậc tổ tiên đối với con cháu cho đến hôm nay vẫn còn nóng hổi ý nghĩa: "Con cháu nhà ta, ai nấy đều phải biết tôn trọng lời dạy của ông bà, phải lấy việc cày cấy, đọc sách, học hành làm nghiệp... phải lấy điều hiếu thuận làm đầu, thì sẽ hạnh phúc". Ngoài việc ghi chép đầy đủ lịch sử của gia tộc và thế thứ các nhánh, các chi của mỗi dòng họ, gia phả còn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả, những nhà thờ họ. Với mỗi dòng họ, gia phả và nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ. Nhà có phả cũng như nước có sử, phả nhà để ghi chép thế thứ các đời theo hệ thống huyết mạch, trên dưới, mà thuật lại phân minh về bản chi, khiến cho muôn đời con cháu nhìn vào thì thấy rõ ràng như ở trước mắt.
Cũng như nhiều dòng họ khác trên cả nước, dòng họ Nguyễn Thạc ở Thôn Lăng - Làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn - Bắc Ninh từ nhiều đời nay luôn khắc ghi những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Hàng năm, những người con của dòng họ Nguyễn Thạc dù xa gần đều hành hương tưởng nhớ, viếng mộ tổ dòng họ - Người đã làm rạng danh dòng họ - cụ Nguyễn Thị Ngọc Long. Trong gia phả họ Nguyễn Thạc có ghi rằng: Cuối thời Lê Mạc sang đầu thời Mạc, ở làng Đình Bảng, huyện Đông Ngàn, Phủ Từ Sơn trấn Kinh Bắc có gia đình ông bà Nguyễn Thạc ÇŽn ở hiền lành, phúc đức, ông bà sinh được một gái đầu lòng đặt tên là Nguyễn Thị Long mà sau này khi vào làm Phi chúa Minh Khang Thái Vương đổi là Nguyễn Thị Ngọc Long. Người con thứ là trai là Nguyễn Thạc Căn. Ông Căn nắm được cả lục ban võ nghệ, bốn bộ binh thư nên rất tài giỏi đã qua trÇŽm trận đánh lập công báo quốc được Vua phong là Tuyên Quận công. 7 đời con cháu ông liên tục làm quan, phò Vua giúp nước. Gia phả của một nhà, một dòng họ được coi như bộ sử nhỏ của một nước.
Trong nền văn hóa Phương Đông, lịch sử gia phả đã có trên 3000 nÇŽm, châu Âu đã có gần 500 năm. Gia phả được coi như một bức tranh lịch sử thu nhỏ của một dòng họ, thậm chí lớn hơn là của một làng, một vùng đất cùng với những sự kiện lịch sử, những biến đổi xã hội liên tục, sự tham gia và những ảnh hưởng của dòng họ đến tiến trình của lịch sử xã hội của những vùng, miền khác nhau.
Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nÇŽm 476-545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần (thế kỷ IX - XIII), cùng với hàng loạt những chiến công hiển hách, chấn động phương Bắc của cha ông ta chống lại các thế lực xâm lược từ phía Bắc tràn xuống, đất nước được thanh bình trong một thời gian dài mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên).
Mới đầu gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại. Nhà Lý có "Hoàng Triều Ngọc Điệp" - năm 1026; nhà Trần có "Hoàng Tông Ngọc Điệp", nhà Lê có "Hoàng Lê Ngọc Phả"... Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các Danh gia, quan lại và cứ thế lan rộng, phổ biến ghi chép gia phả trong nhân dân.
Trước Cách mạng Tháng 8, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Nho nhưng số người giỏi chữ Nho không nhiều, qua nhiều năm chiến tranh, nhiều bộ, cuốn gia phả của nhiều dòng họ cũng mất dần... Ngày nay, ý nghĩa của những bộ gia phả đã được thừa nhận bởi những giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần to lớn với mỗi con người trong từng dòng họ. Từ xa xưa đến ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên luôn là nền tảng của những nghi thức tôn giáo ở trong mọi con người Việt Nam. Vì Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời với một tôn giáo truyền thống bao trùm là đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có công với đất nước, với nhân dân. Giáo sư Trần Văn Giầu - một nhà văn hóa Việt Nam đã nhận định: Xưa nay ông bà ta luôn luôn cho rằng để giáo dục con cháu không gì hay hơn dạy lịch sử: lịch sử dân tộc, lịch sử quê hương, lịch sử gia đình. Đạo đức, nhân cách con người Việt Nam xuất phát từ những lời giáo huấn của các vị thánh hiền, các lời dạy dỗ của tổ tiên được đúc kết trong các bộ gia phả lưu truyền qua nhiều đời, như là gương mẫu "đối nhân xử thế" trong cuộc sống.
- Gia phả có giá trị về lịch sử - Gia phả có giá trị về đạo đức - Gia phả có giá trị khuyến khích học hành.
Gia phả là tài liệu cụ thể nhất để giáo dục truyền thống quý báu của dòng họ, gắn liền với truyền thống dân tộc cho từng gia đình, từng con người. Truyền thống ấy đã trở thành trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Trong thực tế xã hội đang có những chuyển biến về tư tưởng, lối sống, đã xuất hiện sự đi xuống và bÇŽng hoại về đạo đức của một phần không nhỏ thanh niên. Do đó, việc giáo dục, định hướng cho thanh thiếu niên những kiến thức về dòng họ, về giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dòng họ là thực sự cần thiết bởi thế hệ trẻ với những kiến thức về giá trị văn hóa, đạo đức của gia đình, dòng họ có thể điều chỉnh năng lực hành vi của mình đúng đắn trong cuộc sống.
Gia phả được các nhà sử học coi là nguồn bổ sung cực kỳ quan trọng cho chính sử bởi những thông tin từ những nhân vật, sự kiện của dòng họ đều được ghi lại một cách trung thực, cụ thể và rõ ràng trong gia phả. Việc thờ cúng tổ tiên là nền tảng của gia đình Việt Nam, gia đình từ ông cố, bà cố, xuống cháu chắt đều sống chung trong một mối dây liên hệ hết sức chặt chẽ về huyết thống, máu mủ. Làm người ai cũng có cha mẹ, ông bà, tổ tiên như cây có cội nguồn, có gốc, có rễ. Hướng về nguồn cội là những cảm xúc, những tâm tư cùng một thế giới tâm linh trong sáng, thiêng liêng với những cảm hứng vang vọng, xuất phát từ đáy lòng qua sự khôi phục, bổ sung và duy trì sự liên tục của gia phả dòng họ, nhà thờ họ là trào lưu vÇŽn hóa đang phát triển ở nước ta hiện nay. Có những bộ gia phả của một số dòng họ được viết các đây vài trÇŽm nÇŽm nay vẫn được lưu giữ cẩn thận, để lưu giữ truyền qua nhiều thế hệ thì thật không phải là dễ. Gia phả cùng với nhà thờ họ luôn sống mãi trong từng con người Việt Nam:
- Nhà thờ họ trường tồn tượng trưng cho một dòng họ bền vững, lâu đời - Nhà thờ họ nơi lưu giữ những giá trị tinh thần to lớn.
Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ gia phả, vÇŽn tự cổ cùng những sắc phong, tượng thờ, bài vị cùng những điển tích về dòng họ. Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ những di vật của tổ tiên. Đây có thể được coi như một bảo tàng thu nhỏ của dòng họ bởi nó chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng họ. Nội thất bên trong nhà thờ được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng và sự sắp sếp có chủ ý thể hiện những thông tin về gia đình, dòng họ được kết cấu một cách chu đáo, đầy đủ để con cháu trong họ cũng như người ngoại tộc có thể hiểu khá tường tận về lịch sử của dòng họ cùng những con người, những danh nhân của dòng họ. Vào đời thứ 3 của dòng họ Nguyễn Thạc có Cụ Nguyễn Thạc Lượng làm quan ở Trấn Thanh Hoa. Cụ đã dành dụm của cải để đóng góp cho quê hương mình là làng Đình Bảng một ngôi đình. Đầu tiên cụ cho dựng nhà thờ họ để luyện thợ và lấy kiểu làm đình làng. Nhà thờ cụ cho xây dựng là một công trình hoành tráng đồ sộ hiếm có, với kiến trúc thuần nhất của người Việt. Các công trình nhà thờ họ Nguyễn Thạc, Đình làng Đình Bảng làm xong, công lao ông bà Nguyễn Thạc Lượng và Nguyễn Thị Nguyên to lớn không kể xiết. Ông bà được bà con, họ hàng, làng nước vô cùng biết ơn và trân trọng.
Nhà thờ họ được coi như điểm hội tụ, thờ cúng tổ tiên, ông bà, những người anh hùng, những danh nhân, những người có công với đất nước, làm lưu danh dòng họ trong sử xanh của đất nước, của dân tộc. Nhà thờ họ luôn có một vị trí đặc biệt trong thế giới tâm linh của những người con trong dòng họ bởi đó là nơi giúp họ nhớ lại những đỉnh cao vinh quang của dòng họ, những tấm gương sáng của tổ tiên và đồng thời những ước vọng của mỗi còn người trong dòng họ được nguyện cầu tại đây. Truyền thống cả dân tộc cũng như mỗi dòng họ, mỗi gia đình cần phải gìn giữ là: "Uống nước nhớ nguồn, nhân hậu thuỷ chung, thương người như thể thương thân, đoàn kết tương thân tương ái làng xóm khi tối lửa tắt đèn, hiếu học, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, lao động cần cù, sáng tạo ...".
Là lịch sử văn hóa của dòng họ và gia đình ở Việt Nam, gia phả còn được coi như một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Không chỉ là cơ sở để các dòng họ, các chi họ lần tìm về gốc rễ, chắp nối cội nguồn, gia phả còn luôn giữ vai trò quan trọng xuyên suốt trong việc củng cố gia tộc, gia đình và giáo dục đạo đức cho con cháu. Bởi vì, gia phả không chỉ giúp cho con cháu biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai, tổ tiên công đức ra sao, gia phả còn được gọi là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, chứa đựng những điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Từ gia phả, từ gia tộc, từ tiểu chi đến đại tông, cả dòng họ. Đó chính là sự đa hướng, đa lớp để bảo vệ nề nếp gia phong, truyền thống dòng họ, thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc hôm nay và mai sau.

Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả , vui long liên hệ với chúng tôi:

Mr Sơn: 0936375511

Cuốn gia phả ngày giỗ

Cuốn gia phả ngày giỗ
Làm thế nào để nhớ hết ngày giỗ từ ngũ đại trở xuống, cả giỗ chính lẫn giỗ phụ, giỗ phụ đây là ngày giỗ những ông mãnh, bà cô, giỗ ông chú bà bác, vì chết yểu hoặc vì không con cái mà giỗ tết do các người cháu lo. Nhiều người gia trưởng hàng năm phải cúng rất nhiều giỗ, khó mà nhớ hết.
Mỗi ngày giỗ đều được ghi trong một cuốn gia phả, tức là quyển sổ ghi chép tính danh, ngày sinh ngày tử và con cái của mỗi người. Mỗi gia đình đều có một cuốn gia phả. Muốn nhớ mọi ngày giỗ phải tra cứu trong gia phả. Quyển gia phả lại giúp người gia trưởng biết sự liên hệ giữa mình và người hưởng giỗ để khấn vái trong khi cúng.
Ở nhà quê quyển gia phả được giữ gìn cẩn thận, một biến cố gì trong gia đình, sinh hoặc tử, đều có ghi thêm vào.
Đối một người đã quá vãng, trong gia phả thường ghi rõ, ngoài tính danh, ngày sinh tử, tên các cụ sinh ra vị đó, tên hiệu, tên tục, tên hèm và chức tước. Lại có ghi cả vị đó đã sinh ra những con nào, làm nên sự nghiệp gì. Có nhiều gia đình trong quyển gia phả có ghi cả sinh quán, trú quán và nguyên quán của từng người, lại có khi cả sự ưa thích lúc sinh thời của mỗi vị.
=============

Làm gia phả, thiết kế cây gia phả, phả đồ các dòng họ


Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936 375 511
Cảm ơn các bạn.

TRAO ĐỔI VỀ VIỆC VIẾT GIA PHẢ DÒNG TỘC NGÀY NAY

Trong những năm gần đây, rất nhiều nơi trong nước ta rộ lên việc viết Gia phả của dòng tộc. Họ tộc nào cũng quan tâm đến vấn đề này, nhưng thuỳ theo điều kiện thực tế về nhân sự và tài liệu lưu trữ về dòng họ mình có tồn tại hay không mà việc tiến hành được thuận lợi hay khó khăn. Nói chung họ tộc nào cũng muốn có một quyển gia phả của họ mình để nối liền mạch đời của dòng họ, để cho con cháu biết rõ tổ tông mà lo thờ phụng và tu nhân tích đức, làm tròn bổn phận của con cháu đối với bà con họ hàng đang sinh sống và đối với các vị tiền liệt tổ tiên đã khuất. Dân gian ta có câu: “Chim có tổ, người có tông”, hay : “Uống nước nhớ nguồn”. Bởi vì mỗi người được sinh ra và lớn lên trên quê hương, đất nước mình thì cần phải biết gốc tích tổ tông, bà con họ tộc để duy trì, phát huy các truyền thống tốt đẹp của họ tộc mình mà giáo dục các thế hệ con cháu nối tiếp các đời sau luôn luôn vươn lên biết rèn luyện, phấn đấu trở thành những người tốt của dòng tộc, của quê hương đất nước. Nhất là đối với những người đi làm ăn sinh sống ở xa quê hương, xứ sở lâu năm thì con cháu họ cũng không rõ về bà con họ tộc, làng xóm mình như thế nào nữa. Và cứ thế dần dần họ như những người bị mất gốc tổ tông. Vì vậy việc viết gia phả là điều rất cần thiết để giúp cho mọi người trong gia tộc, họ hàng biết rõ ràng về mối quan hệ dòng dõi huyết thống của các đời con cháu nhằm gắn bó tình thân thiết với nhau được bền lâu hơn.


Ngày nay, việc thực hiện tạo lập một quyển gia phả có nhiều thuận lợi hơn ngày xưa về mặt in ấn, trang trí và trao đổi rút kinh nghiệm qua mạng để biên soạn   gia phả cho mau chóng và có kết quả tốt. Tuy vậy, việc viết thành công một quyển gia phả không phải dễ dàng. Chúng ta phải dày công tìm hiểu kỹ càng về bà con trong từng đời, từng chi nhánh của dòng họ để có được những thông tin, dữ liệu thật chính xác tin cậy mới viết được. Tất nhiên cũng không thể cầu toàn một thời gian ngắn mà có đầy đủ mọi thứ cần thiết mà có những cái có thể bổ sung thêm về sau. Những họ tộc nào đã có sẵn gia phả cũ rồi thì thuận lợi hơn nhiều. Vì đã có cái bản gốc và chỉ bổ sung thêm tỉ mỉ các đời nối tiếp về sau, cũng như phải hoàn chỉnh một số chi tiết còn thiếu ở các đời trước mà nay đã tìm được những cứ liệu chính xác thì nên đưa vào.


Muốn thực hiện được điều đó một cách khách quan, công bằng và toàn diện thì trước tiên họ tộc phải họp lại và đề cử ra một ban biên tập (nếu chưa có gia phả) hoặc tu chỉnh gia phả (nếu đã có gia phả). Ban này được các chi nhánh của dòng tộc cử ra gồm những người có am hiểu vấn đề và có tinh thần trách nhiệm với họ tộc về việc này.
Theo chúng tôi nghĩ, một quyển gia phả có giá trị là phải đạt được các yêu cầu sau:
1-Về hình thức:
Gia phả phải được trình bày trang trọng, sáng sủa, in rõ ràng, đẹp đẽ, giấy tốt, bìa chắc chắn.
2-Về nội dung:
Cần phải thể hiện đầy đủ các mục ghi cần thiết từ lời nói đầu đến các mục ghi cụ thể nhân sự theo từng đời riêng biệt, rõ ràng, súc tích để lưu truyền lâu dài cho các thế hệ con cháu mai sau.
Trong lời nói đầu của gia phả thì cần nêu cho được ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của việc biên tập hoặc tu chỉnh bổ sung gia phả. Chúng ta không nên trình bày quá rờm rà nhiều chuyện xa xôi để gây bề thế, ấn tượng quan trọng cho gia phả họ mình mà không liên quan mật thiết đến họ tộc ở quê hương. Vì như thế sẽ làm loãng cái ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của vấn đề đặt ra.
Còn việc ghi các nhân sự trong từng đời thì con cháu trai cũng như gái mang họ tộc mình phải ghi theo thứ tự anh chị được ghi trước, em sau. Phải thống nhất ghi như thế từ đầu đến cuối quyển Gia phả mà không được linh động đặc cách cho một đời nào cả, kể cả những người làm quan chức lớn hoặc phân biệt đối xử nam nữ trong gia đình. Chúng tôi đã thấy có một số gia phả lại không ghi theo thứ tự đó mà ghi con cháu trai trước, gái sau. Như thế là không đúng và khó biết được rành mạch các thứ lớp anh chị em con cháu nội ngoại về sau này.


Một điều cần lưu ý rằng, gia phả là để cho toàn thể con cháu trong họ biết nên nội dung cần phải khách quan, trung thực và dung hoà không mang màu sắc chính trị hoặc tôn giáo nặng nề; cũng không nên thêu dệt, đề cao họ tộc mình quá mức làm cho các họ khác trong làng không khâm phục và khó chịu.
Chúng tôi đã đọc tham khảo nhiều quyển gia phả trong và ngoài nước của một số dòng tộc thì thấy rằng có nhiều quyển viết khá tốt, hình thức và nội dung rất hài hoà, chất lượng. Trái lại có những quyển gia phả trông rất đẹp, rất đồ sộ nhưng nội dung thì quá rộng lớn, bắt nguồn từ những đời xa xôi. Như thế, con cháu cảm thấy xa vời mối quan hệ thiết thực gắn bó của dòng tộc ở quê hương. Như gia phả họ Ngô, gia phả họ Lê, gia phả họ Phan, gia phả Nguyễn Phước tộc v.v… Tất nhiên những quyển “Siêu gia phả” đó có giá trị và ý nghĩa rộng lớn của nó. Loại gia phả đó là gia phả “cao cấp” không thiết thực cho các dòng họ lẻ ở khắp các vùng của quê hương đất nước ta ngày nay.
Theo chúng tôi nghĩ, gia phả của dòng tộc chỉ cần ghi trong khoảng từ 15 đến 20 đời là tối đa, không nên viết lùi vào dĩ vãng quá xa xôi sẽ gặp nhiều chỗ hổng khó giải quyết. Trừ một số họ tộc đã có sẵn quyển gia phả cũ nhiều đời rồi thì mới dựa vào đó làm nối tiếp, còn nếu không thì Hội đồng của họ tộc nên bàn bạc thống nhất ý kiến chọn một ông cao tằng tổ nào đó có công với họ tộc để làm mốc đời thứ nhất trong gia phả rồi ghi xuống các đời tiếp theo sau thì cũng tạo được một quyển gia phả có giá trị.


3-Cách ghi trong gia phả: con cháu trai hoặc gái mang họ tộc đều ghi Họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất (ghi theo Âm lịch, chú thêm Dương lịch nếu biết), mồ mả ở xứ nào. Nếu con cháu trai thì vợ họ tên gì, sinh năm nào, con ai ở thôn làng nào, sinh hạ được mấy con (ghi rõ họ và tên các con kèm ngày tháng năm sinh). Nếu là con cháu gái mang họ tộc thì cũng ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất, gả đi lấy chồng là ai, con cái nhà ai, ở thôn xã nào, có được mấy con, họ tên gì. Đối với con cháu gái chỉ ghi thế thôi là đủ rồi và chấm dứt. Còn con cháu trai thì tiếp tục ghi vào đời kế tiếp theo trong gia phả.


Lưu ý rằng, việc ghi thứ tự tên con cháu phải theo thể lệ gia tộc ngày xưa. Nghĩa là con thì mang họ cha và các con của bà vợ cả phải ghi trước các con của bà vợ sau không kể lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Chúng tôi thấy một số quyển gia phả dòng tộc ghi thứ tự đưa con bà vợ hai nhiều tuổi hơn lên trước con bà vợ cả. Như thế là không hợp lệ. Trường hợp có con ngoài giá thú thì ghi sau cùng và có ghi chú là con của ai (nếu cần thiết, vì điều tế nhị mà dấu kín thì thôi).

Trong từng đời của gia phả, phải đánh số thứ tự từng người trên dưới  để dễ tìm kiếm và biết được số lượng chính xác của mỗi đời. Nhưng phải lưu ý rằng, khi ghi tên một người thì ghi kèm bên cạnh là con ông số mấy thuộc đời trước với bà nào. Bởi vì ngày xưa, một ông có thể có 2,3 vợ. Do đó, phải ghi rõ con với bà nào để con cháu về sau biết mối quan hệ bà con bên ngoại.  Như thế sẽ rất thuận tiện cho việc lập một gia phả điện tử hoặc một gia phả hình ảnh khi cần.
Xin nêu cụ thể một ví dụ về cách ghi như sau:
12.Nguyễn Bá Đàm-  Đ7, con trai thứ 2 của ông Khánh -số 16Đ6 (tức là số 16 thuộc đời thứ 6) với bà Lê thị Hoằng.
-Sinh ngày : 12-6 năm  Giáp Ngọ (1894); Mất ngày: 10-3- Tân Hợi (1971).
-Mộ tại xứ: Đồi An Lạc, thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Đã xây lăng có bia mộ cả ông và 2 bà).
      +a.Có vợ đầu là bà  Lê Thị Thướng : con ông Tú phủ Lê Thiếp và bà…?
-Người làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-Sinh ngày:…          năm Quý Tị (1893);   Mất ngày 13-11 năm Nhâm Tý (1912).
-Lăng mộ tại xứ đồi An Lạc, thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Đã xây lăng có bia mộ cả ông và 2 bà).
-Sinh hạ được 1 con trai là Nguyễn Chương 9 -11 năm Nhâm Tý (1912).
    +b. có vợ kế là bà Hoàng Thị Ngữ: con ông Lục phẩm Hoàng Quý và bà…? người làng Hội Yên, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
        -Sinh ngày: ?…năm Ất Mùi (1895); Mất ngày: 12-12 năm Mậu Thân (1968).
        Sinh hạ được 3 trai, 3 gái:
                 -Nguyễn Thị Liễn (Sn: Kỷ Mùi =1919, Mn: N. Thìn= 2012).
                -Nguyễn Thị Thiều (Sn: Tân Dậu =1921; Mn: Canh Thìn =2000).
                -Nguyễn Bá Bân (Sn: Quý Hợi =1923, )
                -Nguyễn Bá Quỳnh (Sn: Ất Sửu = 1925, )
                -Nguyễn Bá Khẹc (Sn: Đinh Mão =1927; Mn: Kỷ Tị = 1929)
                -Nguyễn Thị Ngoãn (Sn: Kỷ Tị = 1929; Mn: Canh Tý = 1960).
   
Ghi chú:Ông Nguyễn Bá Đàm là một thầy thuốc Đông y danh tiếng của huyện Hải Lăng; là người con trai nối nghiệp gia truyền thuốc Đông y của cụ thân sinh Nguyễn Bá Khánh-cựu quan ngự y thời vua Đồng Khánh (1885-1888). Được phong danh hiệu: “Hàn lâm đãi chiếu”
                                                      ====


Trong phần ghi chú, có thể nêu lên một số con cháu có học vấn (như kỹ sư, bác sĩ, ThS,TS, PGS, GS…) và có tài xuất sắc nghề nghiệp (như thợ mộc, thơ may, thợ thêu ren, thợ chạm trổ, thợ đúc mạ, kim hoàn, vận động viên thể thao, cầu thủ, v.v…), một số con cháu học giỏi đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế thì cũng nên ghi chú thêm vào gia phả để khích lệ động viên các thế hệ nối tiếp sau thêm tự hào và noi gương theo. Mặt khác, cũng có thể ghi chú thêm về những nhân vật có sự nghiệp hoạt động chính trị (ghi cấp từ trưởng huyện trở lên), về nghiệp quân sự từ cấp Tá trở lên (cần ghi rõ Tá, Tướng của quân đội Quân đội Nhân Việt Nam hay quân đội Việt Nam Cộng hoà …).


4.Phần sơ đồ: Nên lập một sơ đồ gia phả, hoặc cây gia phả rồi đưa ra sau phần ghi xong cụ thể từng người trong các đời. Phần sơ đồ gia phả hay cây gia phả chỉ ghi tên đàn ông, không ghi tên đàn bà. Phần này phải làm sao cho khoa học, tạo lập thế nào cho dễ xem và hình dung được mối quan hệ bà con thân thuộc họ hàng.


5.Phần phụ lục: Phần này có thể đưa những cứ liệu, biểu đồ, tranh ảnh, văn tự chữ Hán, chữ Nôm còn lưu giữ được từ xưa tới nay có liên quan đến dòng họ để cho bà con trong họ và mọi người tham khảo, tìm hiểu.


Nói chung một quyển gia phả phải thể hiện được tinh thần đoàn kết trong họ tộc. Mọi người khi xem thấy yên lòng và tin cậy lớp con cháu càng về sau càng có nhiều ưu điểm và quý mến lẫn nhau. Dù cho bà con có ở xa hay gần cũng đều có quan hệ gắn bó với nhau trong tình cảm đại gia tộc thuận hoà thân thiết.


Nhìn chung, hiện nay rất nhiều họ tộc đã tạo lập được quyển Gia phả của họ tộc mình hoặc bổ sung tu chỉnh lại cho đầy đủ chính xác một cách thận trọng, chu đáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều họ tộc ở làng quê vẫn chưa có điều kiện làm được quyển Gia phả cho đúng nghĩa của nó mà chỉ như là quyển sổ ghi chép lại tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ v.v… của con cháu trong họ để mà biết mối quan hệ bà con dòng tộc mình mà thôi.
Mặt khác, lại có một số ít dòng tộc có khả năng và điều kiện chủ quan và khách quan nhưng lại không có ai có vai vế uy tín trong họ tộc để quan tâm chủ trì vấn đề biên tập hoặc tu chỉnh, bổ sung gia phả thật tích cực, nhiệt tình. Vì thế nên thời gian cứ trôi qua hết năm này đến năm khác mà vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng của bà con trong dòng tộc có được một quyển Gia phả cho thật đàng hoàng, tử tế.
Nam


Hy vọng rằng, càng về sau này, người ta sẽ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể họ tộc nào cũng tạo lập được một quyển Gia phả của dòng tộc mình một cách đầy đủ, rõ ràng hoành tráng.
           
                                                                N.H.T                      
          
  Phước Vĩnh, TP. Huế, Quý Xuân năm Kỷ Sửu =2009




Ghi chú: 1.Bức ảnh trên là bìa của quyển Gia phả tộc Nguyễn Bá ở làng Phú Long , Hải Phú, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị -đã in ấn lưu hành nội tộc vào năm Nhâm Ngọ =2002. Làng này là xuất xứ từ gốc làng Phú Xuân ở Huế ra lập nghiệp tại tỉnh Quảng Trị.
2. Bài này đã được đăng trong tạp chí XƯA &NAY số 329 -2009.

 

Làm gia phả, thiết kế cây gia phả, phả đồ các dòng họ


Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936 375 511
Cảm ơn các bạn.

VIẾT VỀ GIA PHẢ CỦA DÒNG HỌ VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, rất nhiều nơi trong nước ta rộ lên việc viết Gia phả của dòng tộc. Họ tộc nào cũng quan tâm đến vấn đề này, nhưng thuỳ theo điều kiện thực tế về nhân sự và tài liệu lưu trữ về dòng họ mình có tồn tại hay không mà việc tiến hành được thuận lợi hay khó khăn. Nói chung họ tộc nào cũng muốn có một quyển gia phả của họ mình để nối liền mạch đời của dòng họ, để cho con cháu biết rõ tổ tông mà lo thờ phụng và tu nhân tích đức, làm tròn bổn phận của con cháu đối với bà con họ hàng đang sinh sống và đối với các vị tiền liệt tổ tiên đã khuất. Dân gian ta có câu: “Chim có tổ, người có tông”, hay : “Uống nước nhớ nguồn”. Bởi vì mỗi người được sinh ra và lớn lên trên quê hương, đất nước mình thì cần phải biết gốc tích tổ tông, bà con họ tộc để duy trì, phát huy các truyền thống tốt đẹp của họ tộc mình mà giáo dục các thế hệ con cháu nối tiếp các đời sau luôn luôn vươn lên biết rèn luyện, phấn đấu trở thành những người tốt của dòng tộc, của quê hương đất nước. Nhất là đối với những người đi làm ăn sinh sống ở xa quê hương, xứ sở lâu năm thì con cháu họ cũng không rõ về bà con họ tộc, làng xóm mình như thế nào nữa. Và cứ thế dần dần họ như những người bị mất gốc tổ tông. Vì vậy việc viết gia phả là điều rất cần thiết để giúp cho mọi người trong gia tộc, họ hàng biết rõ ràng về mối quan hệ dòng dõi huyết thống của các đời con cháu nhằm gắn bó tình thân thiết với nhau được bền lâu hơn.


Ngày nay, việc thực hiện tạo lập một quyển gia phả có nhiều thuận lợi hơn ngày xưa về mặt in ấn, trang trí và trao đổi rút kinh nghiệm qua mạng để biên soạn   gia phả cho mau chóng và có kết quả tốt. Tuy vậy, việc viết thành công một quyển gia phả không phải dễ dàng. Chúng ta phải dày công tìm hiểu kỹ càng về bà con trong từng đời, từng chi nhánh của dòng họ để có được những thông tin, dữ liệu thật chính xác tin cậy mới viết được. Tất nhiên cũng không thể cầu toàn một thời gian ngắn mà có đầy đủ mọi thứ cần thiết mà có những cái có thể bổ sung thêm về sau. Những họ tộc nào đã có sẵn gia phả cũ rồi thì thuận lợi hơn nhiều. Vì đã có cái bản gốc và chỉ bổ sung thêm tỉ mỉ các đời nối tiếp về sau, cũng như phải hoàn chỉnh một số chi tiết còn thiếu ở các đời trước mà nay đã tìm được những cứ liệu chính xác thì nên đưa vào.


Muốn thực hiện được điều đó một cách khách quan, công bằng và toàn diện thì trước tiên họ tộc phải họp lại và đề cử ra một ban biên tập (nếu chưa có gia phả) hoặc tu chỉnh gia phả (nếu đã có gia phả). Ban này được các chi nhánh của dòng tộc cử ra gồm những người có am hiểu vấn đề và có tinh thần trách nhiệm với họ tộc về việc này.
Theo chúng tôi nghĩ, một quyển gia phả có giá trị là phải đạt được các yêu cầu sau:
1-Về hình thức:
Gia phả phải được trình bày trang trọng, sáng sủa, in rõ ràng, đẹp đẽ, giấy tốt, bìa chắc chắn.
2-Về nội dung:
Cần phải thể hiện đầy đủ các mục ghi cần thiết từ lời nói đầu đến các mục ghi cụ thể nhân sự theo từng đời riêng biệt, rõ ràng, súc tích để lưu truyền lâu dài cho các thế hệ con cháu mai sau.
Trong lời nói đầu của gia phả thì cần nêu cho được ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của việc biên tập hoặc tu chỉnh bổ sung gia phả. Chúng ta không nên trình bày quá rờm rà nhiều chuyện xa xôi để gây bề thế, ấn tượng quan trọng cho gia phả họ mình mà không liên quan mật thiết đến họ tộc ở quê hương. Vì như thế sẽ làm loãng cái ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của vấn đề đặt ra.
Còn việc ghi các nhân sự trong từng đời thì con cháu trai cũng như gái mang họ tộc mình phải ghi theo thứ tự anh chị được ghi trước, em sau. Phải thống nhất ghi như thế từ đầu đến cuối quyển Gia phả mà không được linh động đặc cách cho một đời nào cả, kể cả những người làm quan chức lớn hoặc phân biệt đối xử nam nữ trong gia đình. Chúng tôi đã thấy có một số gia phả lại không ghi theo thứ tự đó mà ghi con cháu trai trước, gái sau. Như thế là không đúng và khó biết được rành mạch các thứ lớp anh chị em con cháu nội ngoại về sau này.


Một điều cần lưu ý rằng, gia phả là để cho toàn thể con cháu trong họ biết nên nội dung cần phải khách quan, trung thực và dung hoà không mang màu sắc chính trị hoặc tôn giáo nặng nề; cũng không nên thêu dệt, đề cao họ tộc mình quá mức làm cho các họ khác trong làng không khâm phục và khó chịu.
Chúng tôi đã đọc tham khảo nhiều quyển gia phả trong và ngoài nước của một số dòng tộc thì thấy rằng có nhiều quyển viết khá tốt, hình thức và nội dung rất hài hoà, chất lượng. Trái lại có những quyển gia phả trông rất đẹp, rất đồ sộ nhưng nội dung thì quá rộng lớn, bắt nguồn từ những đời xa xôi. Như thế, con cháu cảm thấy xa vời mối quan hệ thiết thực gắn bó của dòng tộc ở quê hương. Như gia phả họ Ngô, gia phả họ Lê, gia phả họ Phan, gia phả Nguyễn Phước tộc v.v… Tất nhiên những quyển “Siêu gia phả” đó có giá trị và ý nghĩa rộng lớn của nó. Loại gia phả đó là gia phả “cao cấp” không thiết thực cho các dòng họ lẻ ở khắp các vùng của quê hương đất nước ta ngày nay.
Theo chúng tôi nghĩ, gia phả của dòng tộc chỉ cần ghi trong khoảng từ 15 đến 20 đời là tối đa, không nên viết lùi vào dĩ vãng quá xa xôi sẽ gặp nhiều chỗ hổng khó giải quyết. Trừ một số họ tộc đã có sẵn quyển gia phả cũ nhiều đời rồi thì mới dựa vào đó làm nối tiếp, còn nếu không thì Hội đồng của họ tộc nên bàn bạc thống nhất ý kiến chọn một ông cao tằng tổ nào đó có công với họ tộc để làm mốc đời thứ nhất trong gia phả rồi ghi xuống các đời tiếp theo sau thì cũng tạo được một quyển gia phả có giá trị.


3-Cách ghi trong gia phả: con cháu trai hoặc gái mang họ tộc đều ghi Họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất (ghi theo Âm lịch, chú thêm Dương lịch nếu biết), mồ mả ở xứ nào. Nếu con cháu trai thì vợ họ tên gì, sinh năm nào, con ai ở thôn làng nào, sinh hạ được mấy con (ghi rõ họ và tên các con kèm ngày tháng năm sinh). Nếu là con cháu gái mang họ tộc thì cũng ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất, gả đi lấy chồng là ai, con cái nhà ai, ở thôn xã nào, có được mấy con, họ tên gì. Đối với con cháu gái chỉ ghi thế thôi là đủ rồi và chấm dứt. Còn con cháu trai thì tiếp tục ghi vào đời kế tiếp theo trong gia phả.


Lưu ý rằng, việc ghi thứ tự tên con cháu phải theo thể lệ gia tộc ngày xưa. Nghĩa là con thì mang họ cha và các con của bà vợ cả phải ghi trước các con của bà vợ sau không kể lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Chúng tôi thấy một số quyển gia phả dòng tộc ghi thứ tự đưa con bà vợ hai nhiều tuổi hơn lên trước con bà vợ cả. Như thế là không hợp lệ. Trường hợp có con ngoài giá thú thì ghi sau cùng và có ghi chú là con của ai (nếu cần thiết, vì điều tế nhị mà dấu kín thì thôi).

Trong từng đời của gia phả, phải đánh số thứ tự từng người trên dưới  để dễ tìm kiếm và biết được số lượng chính xác của mỗi đời. Nhưng phải lưu ý rằng, khi ghi tên một người thì ghi kèm bên cạnh là con ông số mấy thuộc đời trước với bà nào. Bởi vì ngày xưa, một ông có thể có 2,3 vợ. Do đó, phải ghi rõ con với bà nào để con cháu về sau biết mối quan hệ bà con bên ngoại.  Như thế sẽ rất thuận tiện cho việc lập một gia phả điện tử hoặc một gia phả hình ảnh khi cần.
Xin nêu cụ thể một ví dụ về cách ghi như sau:
12.Nguyễn Bá Đàm-  Đ7, con trai thứ 2 của ông Khánh -số 16Đ6 (tức là số 16 thuộc đời thứ 6) với bà Lê thị Hoằng.
-Sinh ngày : 12-6 năm  Giáp Ngọ (1894); Mất ngày: 10-3- Tân Hợi (1971).
-Mộ tại xứ: Đồi An Lạc, thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Đã xây lăng có bia mộ cả ông và 2 bà).
      +a.Có vợ đầu là bà  Lê Thị Thướng : con ông Tú phủ Lê Thiếp và bà…?
-Người làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-Sinh ngày:…          năm Quý Tị (1893);   Mất ngày 13-11 năm Nhâm Tý (1912).
-Lăng mộ tại xứ đồi An Lạc, thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Đã xây lăng có bia mộ cả ông và 2 bà).
-Sinh hạ được 1 con trai là Nguyễn Chương 9 -11 năm Nhâm Tý (1912).
    +b. có vợ kế là bà Hoàng Thị Ngữ: con ông Lục phẩm Hoàng Quý và bà…? người làng Hội Yên, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
        -Sinh ngày: ?…năm Ất Mùi (1895); Mất ngày: 12-12 năm Mậu Thân (1968).
        Sinh hạ được 3 trai, 3 gái:
                 -Nguyễn Thị Liễn (Sn: Kỷ Mùi =1919, Mn: N. Thìn= 2012).
                -Nguyễn Thị Thiều (Sn: Tân Dậu =1921; Mn: Canh Thìn =2000).
                -Nguyễn Bá Bân (Sn: Quý Hợi =1923, )
                -Nguyễn Bá Quỳnh (Sn: Ất Sửu = 1925, )
                -Nguyễn Bá Khẹc (Sn: Đinh Mão =1927; Mn: Kỷ Tị = 1929)
                -Nguyễn Thị Ngoãn (Sn: Kỷ Tị = 1929; Mn: Canh Tý = 1960).
   
Ghi chú:Ông Nguyễn Bá Đàm là một thầy thuốc Đông y danh tiếng của huyện Hải Lăng; là người con trai nối nghiệp gia truyền thuốc Đông y của cụ thân sinh Nguyễn Bá Khánh-cựu quan ngự y thời vua Đồng Khánh (1885-1888). Được phong danh hiệu: “Hàn lâm đãi chiếu”
                                                      ====


Trong phần ghi chú, có thể nêu lên một số con cháu có học vấn (như kỹ sư, bác sĩ, ThS,TS, PGS, GS…) và có tài xuất sắc nghề nghiệp (như thợ mộc, thơ may, thợ thêu ren, thợ chạm trổ, thợ đúc mạ, kim hoàn, vận động viên thể thao, cầu thủ, v.v…), một số con cháu học giỏi đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế thì cũng nên ghi chú thêm vào gia phả để khích lệ động viên các thế hệ nối tiếp sau thêm tự hào và noi gương theo. Mặt khác, cũng có thể ghi chú thêm về những nhân vật có sự nghiệp hoạt động chính trị (ghi cấp từ trưởng huyện trở lên), về nghiệp quân sự từ cấp Tá trở lên (cần ghi rõ Tá, Tướng của quân đội Quân đội Nhân Việt Nam hay quân đội Việt Nam Cộng hoà …).


4.Phần sơ đồ: Nên lập một sơ đồ gia phả, hoặc cây gia phả rồi đưa ra sau phần ghi xong cụ thể từng người trong các đời. Phần sơ đồ gia phả hay cây gia phả chỉ ghi tên đàn ông, không ghi tên đàn bà. Phần này phải làm sao cho khoa học, tạo lập thế nào cho dễ xem và hình dung được mối quan hệ bà con thân thuộc họ hàng.


5.Phần phụ lục: Phần này có thể đưa những cứ liệu, biểu đồ, tranh ảnh, văn tự chữ Hán, chữ Nôm còn lưu giữ được từ xưa tới nay có liên quan đến dòng họ để cho bà con trong họ và mọi người tham khảo, tìm hiểu.


Nói chung một quyển gia phả phải thể hiện được tinh thần đoàn kết trong họ tộc. Mọi người khi xem thấy yên lòng và tin cậy lớp con cháu càng về sau càng có nhiều ưu điểm và quý mến lẫn nhau. Dù cho bà con có ở xa hay gần cũng đều có quan hệ gắn bó với nhau trong tình cảm đại gia tộc thuận hoà thân thiết.


Nhìn chung, hiện nay rất nhiều họ tộc đã tạo lập được quyển Gia phả của họ tộc mình hoặc bổ sung tu chỉnh lại cho đầy đủ chính xác một cách thận trọng, chu đáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều họ tộc ở làng quê vẫn chưa có điều kiện làm được quyển Gia phả cho đúng nghĩa của nó mà chỉ như là quyển sổ ghi chép lại tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ v.v… của con cháu trong họ để mà biết mối quan hệ bà con dòng tộc mình mà thôi.
Mặt khác, lại có một số ít dòng tộc có khả năng và điều kiện chủ quan và khách quan nhưng lại không có ai có vai vế uy tín trong họ tộc để quan tâm chủ trì vấn đề biên tập hoặc tu chỉnh, bổ sung gia phả thật tích cực, nhiệt tình. Vì thế nên thời gian cứ trôi qua hết năm này đến năm khác mà vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng của bà con trong dòng tộc có được một quyển Gia phả cho thật đàng hoàng, tử tế.
Nam


Hy vọng rằng, càng về sau này, người ta sẽ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể họ tộc nào cũng tạo lập được một quyển Gia phả của dòng tộc mình một cách đầy đủ, rõ ràng hoành tráng.
           
                                                                N.H.T                      
          
  Phước Vĩnh, TP. Huế, Quý Xuân năm Kỷ Sửu =2009




Ghi chú: 1.Bức ảnh trên là bìa của quyển Gia phả tộc Nguyễn Bá ở làng Phú Long , Hải Phú, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị -đã in ấn lưu hành nội tộc vào năm Nhâm Ngọ =2002. Làng này là xuất xứ từ gốc làng Phú Xuân ở Huế ra lập nghiệp tại tỉnh Quảng Trị.
2. Bài này đã được đăng trong tạp chí XƯA &NAY số 329 -2009.

 ==========

Làm gia phả, thiết kế cây gia phả, phả đồ các dòng họ


Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936 375 511
Cảm ơn các bạn.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ “VIẾT GIA PHẢ”

  Việc viết gia phả trong họ đã có rất nhiều người quan tâm. Trên tập san Họ Bùi Việt Nam: Ông Bùi Thiết viết bài “Gia phả là gì?” (tập 7 trang 29-31); Ông Bùi Xuân Vịnh có bài “Trao đổi việc biên soạn Gia phả” (tập 13 trang 39-38); Ông Bùi Văn An có bài “Viết Gia phả bằng mã số” (tập 18 trang 46-48)… đều là những tài liệu quý để tham khảo. Nay tôi xin đề cập một góc độ khác: “Việc khôi phục Gia phả”.
     Chúng ta đều biết, với một quốc gia phải có bộ Quốc sử ghi chép lại sự phát triển của đất nước qua từng thời kỳ dù thịnh hay suy. Với một dòng họ cần có Gia phả để ghi lại sự phát triển của dòng họ qua từng thế hệ. Bởi vậy, từ xưa tổ tiên ta rất quan tâm đến Gia phả, có những người đi lập nghiệp xa quê hương thường sao chép để mang theo.
     Tuy vậy, do những biến cố trong lịch sử xã hội, do tàn phá của chiến tranh hoặc do sự yếu kém trong việc bảo quản giữ gìn của con cháu, nhiều chi họ đã không còn Gia phả cũ để lại. Lại có trường hợp thay đổi dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, những bản Gia phả cũ không kịp thời biên dịch và ghi tiếp các thế hệ sau nên một thời gian dài để đứt quãng. Đối với con cháu, khi tuổi trẻ còn lo hoàn thành nhiệm vụ bản thân được xã hội giao hoặc lo kinh tế nuôi sống bản thân và gia đình nên thường ít quan tâm tìm hiểu về các bậc tiền bối. Nhưng nếu họ muốn tìm hiểu mà Gia phả không còn thì cũng không thể, nên có người đã đặt tên con trùng với tên húy của bố đẻ mình (phạm húy) – đây lại thuộc trách nhiệm của các bậc cha chú không những hôm nay mà cho các thế hệ mai sau. Chi họ chúng thôi cũng không nằm ngoài lệ trên.
     Đầu năm 1999, gia tộc Bùi chúng tôi đã có chủ trương khôi phục lại Gia phả. Đây là việc làm rất khó do tài liệu gốc còn lại không nhiều. Theo tôi:
     1.Trước hết phải tìm người chủ biên và cộng sự. Họ phải là người có tâm huyết, có ít nhiều kiến thức về việc họ, có điều kiện thời gian, hoàn cảnh giao tiếp và tự nguyện đóng góp công sức cho việc họ. Họ tộc chỉ cần động viên cấp văn phòng phẩm và tài liệu cần thiết.
     2.Phải có đủ thời gian để sưu tầm tư liệu, bao gồm những tài liệu cũ, những khẩu truyền của các vị cao niên trong và ngoài họ, nghiên cứu tìm tòi qua sách báo, lịch sử để bổ sung và chứng minh thêm những tư liệu khẩu truyền sưu tầm được về mức độ chính xác hay còn nghi vấn làm cơ sở cho việc soạn thảo tốt hơn.
     3.Cả họ phải góp sức cho nhóm biên soạn những tin tức thông qua hình thức:
a.Phát phiếu điều tra cho từng hộ. Mỗi hộ một bản điều tra theo từng thế hệ để ghi lại toàn bộ thông tin vè gia đình mình (tên, tuổi, nơi sinh, quê quán, thuộc chi, đời nào và một số điểm khác như: nghề nghiệp, nơi cư trú…) ghi rõ cả vợ, chồng và con cái. Đối với các gia đình có bố, mẹ hoặc ông, bà đã quá cố, con cháu ghi thay và bổ sung thêm năm mất, ngày giỗ, nơi an táng (bằng một bản riêng).
b.Phát bản tự bạch: Với những thành viên bản thân và vợ có những đặc điểm trong cuộc đời hoạt động của mình về học hành thi cử, về công đức đối với họ tộc, quê hương, đất nước đã được thừa nhận bởi các quyết định, bằng khen, huân huy chương…(chúng ta coi đây cũng giống như những sắc phong của vua chúa thời phong kiến, nên các chứng cứ trên có kèm theo bản photocopy thì tài liệu lưu càng quý giá hơn). Đây cũng là nội dung quan trọng trong Gia phả.
     Tự bạch có thể viết cho mình hoặc con cháu viết thay cho cha mẹ, ông bà. Thậm chí nhờ người biết rõ về người thân của mình viết hộ. Các bản điều tra và tự bạch được tập trung về họ. Toàn bộ tư liệu quý giá trên thu thập được, sẽ được chỉnh lý, sắp xếp hệ thống hóa phục vụ cho việc biên thảo. Tục ngữ có câu: “có bột mới gột nên hồ” là thế đó.
     4.Nội dung kiến nghị nên có các phần sau:
a.Phần 1Mở đầu: Cần nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc soạn thảo, quá trình sưu tầm tư liệu, soạn thảo, mức độ soạn thảo (Gia phả hay lược phả), nội dung trong bản soạn thảo.
b.Phần 2: Giới thiệu sơ lược về quê hương. Theo quy luật chung, một dòng họ lập nghiệp tại địa phương nào đều có sự tác động qua lại giữa địa phương và dòng họ trong quá trình phát triển. Bởi vậy giới thiệu để con cháu biết khái quát về quê hương từ lúc dòng họ về lập nghiệp đén nay. Khi con cháu nghĩ đến dòng họ là nghĩ đến quê hương và ngược lại nhằm gây tình cảm giữa con cháu với quê hương và dòng họ ngày càng đậm sâu hơn.
c.Phần 3: Sự phát triển của dòng họ: Dựa vào cứ liệu để soạn thảo, nhưng dù Gia phả hay lược phả cũng phải nêu lên hai nội dung chính:
     a)Xác định mức độ soạn thảo, thông thường trong Gia phả cần nắm rõ: Cụ tổ chung cao nhất là ai? Từ đâu đến? Đến bằng cách nào? Đến bao giờ? Từ đó đến nay đã qua bao nhiêu thế hệ? Sau đó lập thành hệ phả (hay gọi là cây Gia phả). Hệ phả có thể lập trên một tờ. Đối với họ lớn, chia thành nhiều chi, mỗi chi lập thành 1 tờ, về sau có thể lập cho từng tiểu chi…Khi cần thì có thể gắn kết lại sẽ có bức tranh tổng thể để con cháu nhìn vào sẽ biết rõ sự phát triển của dòng họ và thế thứ, thế vị của mình.
     b)Lược thuật sự phát triển: Thực chất là lý lịch sơ yếu của từng thành viên trong họ, cần lưu danh cho hậu thế biết. Phần này nên sắp xếp theo từng thế hệ (từng đời) để khi con cháu muốn biết có thể tìm dễ dàng, nội dung chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu của từng họ tộc và cơ sở tư liệu sưu tầm được.
d.Phần 4: Một số quy định: Tuy Gia phả chỉ sử dụng trong nội bộ dòng tộc nhưng cần có quy định thành văn để các thành viên làm căn cứ thực hiện.
     -Nguyên tắc, trách nhiệm, phương pháp bảo quản giữ gìn tài liệu.
     -Thời gian định kỳ và trách nhiệm ghi bổ sung, nội dung bổ sung.
     -Trách nhiệm và phương pháp đóng góp của các thành viên vào tư liệu dòng họ.
     -Việc phổ biến cho con cháu biết gia phả dòng họ.
     -v.v…
e.Phần 5: Phụ lục: Phần này là hệ thống lại một số tài liệu sưu tầm được để cho con cháu tham khảo, vừa chứng minh rõ thêm các tiểu tiết trong bản soạn thảo không thể viết chi tiết dài dòng.
     5.Ngoài ra nên mở thêm quyển sổ tộc tịch. Mỗi khi thành viên nam lập gia đình  sẽ ghi vào thành một tộc tịch riêng. Trong sổ tộc tịch:
-Trang bên trái: Tên các thành viên trong hộ, ngày sinh, quê quán, thuộc chi nào? Đời thứ mấy?
-Trang bên phải: Ghi các đặc điểm khác, thí dụ: Con gái lấy chồng tên gì? Ngày tháng năm nào? Về đâu? Hoặc cả gia đình  chuyển lập nghiệp nơi khác là địa phương nào? Ngày tháng năm nào?...
     In sẵn một tờ giấy báo thay đỏi hàng năm về các nội dung: Sinh hay tử, kết hôn hay ly hôn, thay đổi khác… Ghi rõ ngày tháng năm về các nội dung cụ thể sự thay đổi người báo thay đổi.
     Hai việc làm trên là tích lũy tư liệu phục vụ cho bổ sung Gia phả sau này.
     Năm nội dung trên là những việc mà chúng tôi đã và đang làm, tuy đã khởi động cách đây 12 năm, nay chỉ dự thảo với mức độ “Lược phả”. Với mong muốn có được sự giúp đỡ của các chi họ về kinh nghiệm và những góp ý hướng dẫn chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ họ tộc của mình, tôi mạnh dạn viết lên để quý vị xem và chỉ giáo.
     Xin chân thành cảm ơn!     
BÙI ĐÌNH PHI

Bài viết trên được chúng tôi sưu tầm từ internet - quý vị có nhu cầu tư vấn thiết kế gia phả kỹ hơn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

Làm gia phả, thiết kế gia phả, phả đồ các dòng họ

Mr Sơn: 093.637.5511
Cảm ơn các bạn.

Việc viết gia phả

Việc viết gia phả
Trước khi thực hiện việc viết gia phả, người ta thường lập biểu đồ theo kiểu hình cây hay hình xương cá. Nghĩa là: gốc hay xương sống là thủy tổ, còn các nhánh là tổ tiên các đời, nối dòng đến lớp con cháu mới sinh. Với cách viết nào đi chăng nữa, đối với các tiền nhân phải có các mục sau:
Tên: Gồm tên húy, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy? Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào? Ngày, tháng, năm sinh (có người còn ghi được cả giờ sinh). Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi? Mộ táng tại đâu? (Có người ghi được cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào? Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị gì? Khoa nào? Triều nào? Nhận chức vị gì? Năm nào? Được ban khen và hưởng tước lộc gì? Sau khi mất được truy phong chức gì? Tước gì? (Đối với những vị hiển đạt thì mục này rất dài).
Vợ: Chính thất, kế thất, thứ thất... Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở đâu? Các mục ngày tháng năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm.
- Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: Con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).
- Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng...
Ngoài những mục ghi tên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền... đó là những tài quý giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác.
 Những nội dung ghi trên chỉ có tính chất gợi ý với các bậc huynh trưởng các họ đang chăm lo công việc phổ biến và tục biên gia phả dành cho con cháu đời sau. Còn phần trên gia phả hoàn chỉnh hay sơ sài, các cụ còn dành lại cho ta được bao nhiêu biết bấy nhiêu ai dám sáng tác thêm? Tuy nhiên, nếu tìm được quốc sư, hoặc trong gia phả, thần phả khác những tư liệu liên quan thì có thể cước chú kỹ, giúp cho đời sau thêm sáng tỏ.
Gia phả được coi là hoàn chỉnh, phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chú nghĩa chân phương, có ghi rõ tên người sao lục, biên soạn thuộc đời thứ mấy, năm nào, triều vua nào, căn cứ vào bản nào, tên người tục biên qua các đời cũng có cước chú rõ ràng. Đầu gia phả có lời tựa ghi được nguồn gốc xuất xứ của thủy tổ, có cứ liệu thành văn hay truyền ngôn.

Bài viết trên được chúng tôi sưu tầm từ internet - quý vị có nhu cầu tư vấn thiết kế gia phả kỹ hơn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Làm gia phả, thiết kế cây gia phả, phả đồ các dòng họ

Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936 375 511
Cảm ơn các bạn.