Lịch sử HỌ LÊ

Lê (chữ Hán: 黎) là một trong các họ phổ biến nhất ở Việt Nam. Lê (phiên âm Hán Việt của 黎) cũng là một trong các họ của Trung Quốc, họ này thường xuất hiện ở miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông - Hồng Kông). Tuy nhiên, theo gia phả của họ Lê, dòng họ này được coi là thủy tổ của người Việt từ thời khai thiên lập địa bắt đầu với dân tộc Lạc Việt đến Đại Việt. Đặc biệt, họ cho rằng dòng họ này chỉ tồn tại ở nước Việt.

Ký tự Latinh của họ này thường được biết là: Lai hoặc Le, có thể gây nhầm lẫn với họ Lý là Lee. Tuy nhiên theo phát âm hán tự (chữ Hán: 黎) thì vẫn được đọc là lý.

Tại Trung Quốc, có các thuyết sau về nguồn gốc của họ Lê tại quốc gia này:
Hậu duệ của bộ tộc Cửu Lê.
Nước Lê (ngày nay là huyện Lê Thành, địa cấp thị Trường Trị, Sơn Tây, Trung Quốc) là chư hầu của nhà Thương, sau bị Tây Bá hầu Cơ Xương tiêu diệt. Đến khi Chu Vũ Vương thi hành chế độ phong kiến, phong tước cho các hậu duệ của Đế Nghiêu. Hậu duệ của những người cai trị nước Lê được phong tước hầu. Con cháu sau này lấy tên nước làm họ, do đó mà có họ Lê.
Giai đoạn Ngũ Hồ loạn Hoa thời kỳ Nam-Bắc triều, những người Tiên Ti di cư từ phương Bắc xuống Trung Nguyên, sau bị Hán hóa và cải họ thành họ Lê. Ngụy thư quan thị chí có viết: "Tố Lê thị hậu cải vi Lê thị".
Một chi trong Thất tính công của người Đạo Tạp Tư (Taokas) ở miền tây Đài Loan sau bị Hán hóa, đã giúp đỡ nhà Thanh dẹp yên cuộc nổi dậy của Lâm Sảng Văn nên được Càn Long ban cho họ Lê.

Nguồn:  Wikipedia
Trên đây là toàn bộ sưu tầm của tôi về Lịch sử HỌ LÊ.
Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Mr Sơn: 0983.016.279

Cảm ơn các bạn!

Tổ tiên họ Trần Việt Nam

ổ tiên của dòng dõi nhà Trần tại Việt Nam có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc KiếnTrung HoaTrần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường (Nam Định). Đến đời con là Trần Hấp dời mộ tổ sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình.[4] Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng NghiTrần Lý sinh ra Trần Thừa (sau được tôn là Trần Thái Tổ), Trần Tự Khánh và Trần Thị DungTrần Hoằng Nghisinh được ba người con trai: Trần An QuốcTrần An Bang và Trần Thủ Độ.[5].
Có nguồn tin trong dân gian nói[cần dẫn nguồn] là con cháu họ Trần có gia tộc đổi sang họ Bùi để luôn ghi nhớ họ gốc của mình. Theo Hán ngữ chữ Bùi gồm chữ Phi và chữ Y tạo thành, Phi Y có nghĩa là không có áo quần, là ở trần, tức họ Trần.
Dưới thời Lê Thánh Tông, dòng họ này phải đổi sang họ Trình. Sau khi lên ngôi và trừ khử Trần Cảo, Lê Lợi đã tiến hành ban Quốc tích và ban họ cho một số đại thần như Trần Nguyên Hãn thành Lê Hãn. Sau khi Trần Nguyên Hãn bị diệt, nhà Lê đã truy tìm con cháu của ông khiến con trai là Trần Trung Khoản tự là Trung Lương phải tục bỏ đi và đổi ra họ Quách [6] và Trần Đăng Huy phải đổi sang họ Đào.
Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi được hai tháng, ông hạ chiếu đổi tên tất cả những ai đang phạm vào chữ huý của Hoàng Thái hậu Phạm Ngọc Trần[7]. Nhà vua lấy cớ rằng: Cung từ Hoàng Thái hậu họ Phạm, tên huý là Ngọc Trần, nên yết thị cho trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi có "họ Trần" đổi chép làm chữ "Trình". Có đánh giá cho rằng[cần dẫn nguồn] Lê Thánh Tông đã dùng kị huý như là một thủ đoạn để ngăn chặn ảnh hưởng và ngầm đe doạ con cháu họ Trần về các ảo tưởng phục thù. Lệnh này được thực thi triệt để, ai cũng phải tuân theo. Ví như trường hợp của ông Trình Thanh (vốn họ Hoàng sau đổi sang họ Trần nhưng sau lại phải đổi lại thành họ Trình), sau này đến Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh) mới đổi lại họ Trần.
Theo những tư liệu lịch sử để lại [cần dẫn nguồn], con cháu họ Trần bên Việt Nam hiện nay có nguồn gốc thuần Việt Nam.
Nguồn:  Wikipedia
Trên đây là toàn bộ sưu tầm của chúng tôi về Tổ tiên họ Trần Việt Nam.
Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Mr Sơn: 0983.016.279
Cảm ơn các bạn.

Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử Họ Nguyễn Việt Nam

. Từ họ Lý ra họ Nguyễn

Đầu năm 1226 (tháng 12 năm Ất Dậu), Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lý, đưa Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông (trị vì 1226-1258), lập ra nhà Trần (1226-1400).
Nguyên Trần Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224) nhường ngôi cho người con gái mới sáu tuổi là Chiêu Thánh công chúa tháng Mười năm giáp thân (cuối 1224), tức Lý Chiêu Hoàng (trị vì 124-1225). Lý Huệ Tông lên làm thái thượng hoàng, xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo, pháp danh là Huệ Quang thiền sư. Trần Thủ Độ sắp đặt cho con cháu của mình là Trần Cảnh, mới tám tuổi, cưới Lý Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng lại nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh tức Trần Thái Tông.
Để củng cố nhà Trần, Trần Thủ Độ kiếm cách tiêu diệt tất cả con cháu nhà Lý. Việc đầu tiên là Trần Thủ Độ bức tử thượng hoàng Lý Huệ Tông. Một hôm ngang qua chùa Chân Giáo gặp thiền sư Huệ Quang đang nhổ cỏ trong vườn, Trần Thủ Độ nói rằng: "Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ cái". Nghe thế thầy Huệ Quang trả lời: "Lời nhà ngươi nói ta hiểu rồi". Sau đó, Trần Thủ Độ cho người mời thầy Huệ Quang vào triều bàn việc. Huệ Quang biết ý, vào sau chùa thắt cổ tự vận. (1)
Trần Thủ Độ ra lệnh đem gả các cung nhân và con gái họ Lý cho các tù trưởng các bộ tộc ít người ở các vùng núi xa xôi miền biên viễn. Tháng tư năm nhâm thìn (1232), nhân việc ban chữ húy về tiên tổ họ Trần, ông nội của Trần Thái Tông tên là Trần Lý, nên Trần Thủ Độ đưa ra biện pháp quyết liệt là buộc con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn.
Gần cuối năm nhâm thìn (1232), tôn thất nhà Lý tập trung làm lễ tế tổ tiên ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm (nay thuộc Bắc Ninh). Trần Thủ Độ cho làm nhà tế lễ bằng tre lá trên một cái hầm, khi con cháu nhà Lý tập trung hành lễ, Trần Thủ Độ ra lệnh chôn sống hết con cháu nhà Lý để dứt điểm một vấn đề làm cho Trần Thủ Độ lo lắng bấy lâu nay. Sau cuộc thanh trừng khủng khiếp này, con cháu nhà Lý không còn dám về Bắc Ninh làm lễ tế hàng năm, và họ thay tên đổi họ sống lẫn khuất trong dân gian để tránh bị tiêu diệt. (2)
Đặc biệt hoàng tử Lý Long Tường, con trai thứ của Lý Anh Tông đã bỏ nước ra đi năm 1226, cùng đoàn tùy tùng khoảng 40 người vượt biên sang lập nghiệp ở Triều Tiên hay Cao Ly tức Korea. Tám trăm năm sau, con cháu của hoàng tử này đã về Việt Nam thăm lại đất tổ. (3)
Một câu hỏi cần được đặt ra là tại sao triều đình nhà Trần buộc họ Lý đổi thành họ Nguyễn mà không qua họ khác ?. Điều này rất khó trả lời vì không có tài liệu cụ thể, chỉ biết được rằng họ Nguyễn là một dòng họ ít người bên Trung Hoa, và ngược lại họ Nguyễn có nhiều và có sớm ở nước ta. (4) Phải chăng Trần Thủ Độ muốn cho họ Lý hòa lẫn trong số đông người Việt rải rác khắp nước ?
2. Họ Trần qua họ Trình

Để quân Minh chóng rút về nước, cuối năm 1427, Lê Lợi chấp nhận giải pháp hòa bình trong danh dự cho cả hai bên: trước đây quân Minh xâm lăng nước ta dưới chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", nay Lê Lợi đồng ý đưa Trần Cao lên ngôi, xem như quân Minh viễn chinh đã đạt được mục đích ban đầu là đưa người họ Trần trở lại ngôi báu, nay rút về nước trong vinh quang. (5)
Sau khi quân Minh về nước, Trần Cao biết thân phận mình, bỏ trốn về châu Ngọc Ma (Nghệ An), nhưng bi bắt lại, và uống thuốc độc chết. Lê Lợi lên ngôi vua, tức Lê Thái Tổ (trị vì 1428-1433).
Lê Thái Tổ được nước không do một cuộc đảo chánh cung đình mà do công lao chiến đấu của chính ông và gia đình, nên ông ít có thái độ kỳ thị với họ Trần là họ cầm quyền trước đó. Ông có một sách lược rất khôn khéo là ban quốc tính rộng rãi cho các công thần. Ngay khi vừa lên ngôi năm 1428, Lê Thái Tổ ra sắc chỉ cho ghi chép công trạng của những người đã theo vua khởi nghĩa, ban chức tước và quốc tính (họ của nhà vua) cho 221 người. Đây là đợt ban quốc tính nhiều nhất trong lịch sử nước ta, đến nỗi vua Tự Đức đã lên tiếng chê rằng "... cho quốc tính nhiều quá như thế nầy thì nhàm lắm". (6)
Việc làm nầy của Lê Thái Tổ bề ngoài xem ra là một đặc ân, nhưng thật sự là một thủ đoạn chính trị ràng buộc các công thần bằng cách đồng hóa các quan vào họ nhà vua để dễ kiểm soát nhằm tránh hậu hoạn. Lê Thái Tổ là một người rất đa nghi. Những công thần đã cùng ông dày công đóng góp cho công cuộc giải phóng đất nước mà có bất cứ một biểu hiện nào khả nghi tức thì bị Lê Thái Tổ tiêu diệt ngay.
Nạn nhân đầu tiên là Lê Hãn tức Trần Nguyên Hãn. Trần Nguyên Hãn dòng dõi Trần Nguyên Đán, lập nhiều chiến công thời kháng Minh, được phong Hữu tướng quốc và họ Lê năm 1428, sau khi Lê Thái Tổ cầm quyền. Lê Hãn cho rằng "nhà vua có tướng như Việt Vương Câu Tiễn, không thể cùng hưởng yên vui sung sướng được", nên ông bắt chước Trương Lương, xin rút lui về hưu dưỡng. "Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng", khi Lê Hãn về ấp Sơn Đông (Sơn Tây ngày nay) hưu dưỡng, ông vẫn bị gièm pha là mưu toan làm phản. Lê Thái Tổ ra lệnh cho người đến bắt. Khi thuyền đến bến sông Sơn Đông, Lê Hãn tự trầm mình qua đời (7) Dĩ nhiên việc trầm mình nầy cũng là một dấu hỏi lớn không bao giờ được trả lời.
Sau Lê Hãn đến Lê Văn Xảo tức Phạm Văn Xảo, bị Lê Thái Tổ nghe lời gièm pha ra lệnh phải chết và tịch thu nhà cửa cuối năm 1430. Dưới triều con của Lê Thái Tổ là Lê Thái Tông (trị vì 1434-1442), thêm ba vị đại công thần bị giết là Lê Nhân Chú (1434), Lê Sát (1437), và Lê Ngân (1437). Ngoài ra còn có Lê Khả và Lê Khắc Phục bị triệt hạ vào năm 1451 thời vua Lê Nhân Tông (trị vì 1443-1459).
Sau khi Lê Nghi Dân bị các tướng lãnh phản đảo chánh và lật đổ năm 1460, Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) được sử sách đánh giá là một minh quân, nhưng lại đi vào vết xe của nhà Trần. Vừa cầm quyền được hai tháng, Lê Thánh Tông hạ chiếu ra lệnh đổi tên những họ nào đã phạm vào chữ huý của Cung Từ hoàng thái hậu. Bà nầy tên huý là Phạm Ngọc Trần, người làng Quần Lai, huyện Lội Dương (Thanh Hóa), vợ của Lê Thái Tổ, mẹ của Lê Thái Tông, tức bà nội của Lê Thánh Tông. Nhà vua cho rằng bà nội của mình tên Trần nên yết thị cho dân chúng khắp nước, nơi nào có họ "Trần" đều phải đổi chép thành chữ "Trình". (8)
Tại sao thời Lê Thái Tổ, rồi đến Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, các vua không kỵ huý bà Cung Từ mà Lê Thánh Tông lại kỵ huý ? Phải chăng sau những biến động của triều đình kể từ khi Lê Thái Tông bất đắc kỳ tử năm 1442, và Lê Nhân Tông bị Lê Nghi Dân lật đổ và bắt giết năm 1459, Lê Thánh Tông đã dùng cách kỵ huý (như Trần Thủ Độ trước đây) để tách ảnh hưởng của họ Trần, hoặc để ngầm đe dọa con cháu họ Trần đừng kiếm cách lợi dụng tình hình để phục hồi triều đại cũ.
Dầu sao, Lê Thánh Tông chưa đi đến chỗ quyết liệt như Trần Thủ Độ, nghĩa là Lê Thánh Tông vẫn chưa tận diệt họ Trần, và để cho những người họ Trần giữ những chức quan nhỏ như trong đoàn sứ thần gởi sang nhà Minh năm nhâm ngọ (1462) có Trần Bàn, hoặc trong viện Khâm hình của triều đình lúc đó có Trần Phong, nhưng không thấy có nhân vật nào họ Trần giữ chức vụ quan trọng mãi đến thời kỳ loạn lạc sau khi Mạc Đăng Dung đảo chánh (1527) mới thấy vài nhân vật họ Trần xuất hiện trở lại trên sân khấu chính trị nước ta.
3. Họ Mạc đổi thành nhiều họ

Mạc Đăng Dung thuộc dòng dõi Mạc Đỉnh Chi, đỗ cử nhân võ và làm đô chỉ huy sứ năm 1508 (mậu thìn), nhờ thời thế dần dần được các vua nhà Lê tin dùng, thăng dần lên chức thái phó tiết chế các doanh quân thủy bộ, tước Nhân Quốc Công triều vua Lê Chiêu Tông (trị vì 1516-1522). Quyền hành càng ngày càng lớn, Mạc Đăng Dung lấn ép vua Lê và cuối cùng đảo chánh lật đổ vua Lê Cung Hoàng (trị vì 1522-1527), tự mình lên làm vua tức Mạc Thái Tổ (trị vì 1527-1530) lập ra nhà Mạc.
Nhà Mạc cầm quyền từ thời Mạc Thái Tổ đến thời Mạc Mậu Hợp (trị vì 1562-1592), truyền được năm đời trong 65 năm. Trong lịch sử, họ Mạc bị lên án về các lỗi lầm sau đây:
  • Tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lê, không trung quân (1527).
  • Đầu hàng nhà Minh và cắt đất chia cho nhà Minh (1540).
Trước hết, bất cứ một cuộc đảo chánh nào cũng đều có phản ứng cả. Từ Lê Hoàn, Trần Thủ Độ đến Lê Quý Ly, tất cả đều bị những cựu quan bảo thủ của triều trước, mất quyền lợi đứng lên phản đối. Mạc Đăng Dung cũng nằm trong trường hợp đó.
Thứ đến, chúng ta cần chú ý: ai là người đã lên án gắt gao họ Mạc ? Câu trả lời rất rõ ràng là các sử quan nhà Lê trung hưng là những người đầu tiên lên án họ Mạc. Việc nầy rất dễ hiểu vì nhà Mạc dẹp nhà Lê, nay trung hưng được thì nhà Lê kết tội nhà Mạc. Sau đó là các sử quan nhà Nguyễn vì nhà Nguyễn không muốn ai lật đổ ngôi báu của mình nên lên án tất cả những ai đã tổ chức đảo chánh cung đình.
Nhưng "ở đời muôn sự của chung", một triều đại (chính quyền) yếu đuối, kém khả năng cần được thay thế bằng một triều đại (chính quyền) khác hữu hiệu hơn để cai trị nước, đó là lẽ tự nhiên, nên việc đảo chánh của Mạc Đăng Dung không đáng bị lên án như các sách vở trước đây đã làm.
Việc đầu hàng nhà Minh và cắt đất xin hàng cần được xét lại trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Sau khi nhà Lê mất ngôi, hai vị cựu thần nhà Lê là Trịnh Ngung và Trịnh Ngang chạy qua nhà Minh tố cáo hành động của Mạc Đăng Dung và xin nhà Minh đưa quân qua hỏi tội họ Mạc năm 1529 (kỷ sửu). (9)
Năm 1533 (quý tỵ), Nguyễn Kim tìm được con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh, lập lên làm vua là Lê Trang Tông (trị vì 1533-1648) trong lúc đang lưu vong tại Ai Lao. Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liễu cùng hơn mười người đi đường biển từ Chiêm Thành theo thuyền buôn Quảng Đông tới Trung Hoa xin thỉnh cầu nhà Minh xuất quân đánh nhà Mạc. Năm 1536 (bính thân), một lần nữa Lê Trang Tông sai Trịnh Viên yêu cầu nhà Minh đánh họ Mạc.
Hành động của vua Lê, kêu gọi người nước ngoài về đánh nước mình, trong đó có ý kiến cố vấn của Nguyễn Kim, không bị một sử gia nào lên án. Việc làm nầy đưa đến kết quả cụ thể là nhà Minh cử Cừu Loan làm tổng đốc, Mao Bá Ôn làm tán lý quân vụ đem binh mã sang ải Nam Quan năm 1540. Ngược lại, trong thế yếu, muốn tránh một cuộc chiến mà mình nắm chắc phần thất bại, đồng thời dân Việt sẽ một lần nữa bị đặt dưới ách thống trị trực tiếp của ngoại nhân như thời Mộc Thạnh, Trương Phụ, Mạc Thái Tổ, lúc đó đã lên làm thái thượng hoàng, đành chấp nhận đầu hàng và chấp nhận hy sinh danh dự cá nhân, lên ải Nam Quan (Lạng Sơn) chịu nhục. Nhờ sự nhẫn nhục của Mạc Thái Tổ, nước ta trên danh nghĩa là lệ thuộc Trung Hoa, nhưng trong thực tế vẫn độc lập một phương, vua Mạc vẫn cai trị đất đai từ Lạng Sơn trở xuống, đâu có viên tướng Tàu nào bén mảng sang cai trị. Ai cũng bảo Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh vì quyền lợi gia đình họ Mạc, nhưng giả thiết, một giả thiết không bao giờ có thể quay lại được, Mạc Đăng Dung chống cự quân Minh như họ Hồ, nước ta bị tái đô hộ, thì nhân dân ta còn khổ biết bao nhiêu nữa. Đàng nầy, Mạc Đăng Dung một mình chịu nhục cho trăm họ bình yên. Người ta ưa ca tụng Hàn Tín khi nghèo khổ đã lòn trôn tên bán thịt chợ Hoài Âm (Trung Hoa) như là một gương nhẫn nhục đáng noi theo, nhưng chẳng một ai chịu chia xẻ với nỗi nhẫn nhục vĩ đại của Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung rất buồn tủi về sự kiện Nam Quan (Lạng Sơn) nên về nhà chưa được một năm, ông nhuốm bệnh từ trần năm 1541.
Cuối cùng việc cắt đất nghe ra khá to lớn, nhưng đó chỉ là năm động của những sắc tộc ít người nằm ở vùng biên giới Hoa Việt: Ty Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, và La Phù thuộc châu Vĩnh An, ở Yên Quảng. Chúng ta cần chú ý là những sắc tộc ít người sinh sống trong các động dọc biên giới Hoa Việt không nhất định về theo chính quyền Trung Hoa hay Đại Việt, mà chỉ bên nào mạnh thì họ triều cống để được yên thân. Do đó, việc cắt đất nầy chỉ có tính cách giấy tờ chứ trên thực tế là bên nào mạnh họ theo.
Trong khi đó, sau khi trở về Thăng Long, năm 1596 vua Lê Thế Tông (trị vì 1573-1599) cử người đem hình dạng hai quả ấn của nhà Mạc và vua Lê lên Nam Quan cho đại diện nhà Minh khám xét, nhưng quan nhà Minh không chịu, bắt vua Lê phải thân hành đến gặp. Vua Lê phải chấp hành, nhưng khi đến nơi đợi lâu quá không được gặp quan nhà Minh, vua Lê đành trở về, rối năm sau (1597) lên một lần nữa mới được hội kiến. (10) Sự kiện nầy chẳng khá gì hơn việc Mạc Đăng Dung lên Nam Quan năm 1540.
Vì quá ham lên án nhà Mạc, sử sách lơ là những công trạng đáng nhớ của nhà Mạc. Sau khi Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, rồi chạy sang Trung Hoa. Trước khi từ trần năm 1594, đại tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn để thư lại dặn vua Mạc Kính Cung: "... Họ Lê lại trung hưng, đó là số trời. Còn như dân ta là người vô tội, sao lại nỡ để cho dân mắc vào vòng mũi tên hòn đạn lâu mãi như vậy! Chúng ta nên lánh ở nước khác, cốt phải cẩn thận giữ gìn, đừng lại cố sức chiến đấu với họ nữa. Lại dứt khoát chớ có đón rước người Minh kéo sang nước ta để đến nỗi dân ta phải lần than khốn khổ ..." (11)
Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn, nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc mạc.
Điểm quan trọng nhất là con cháu nhà Mạc đã không kêu nài van xin người Minh đem quan sang đánh nước ta giống như nhà Lê đã làm. Họ chỉ yêu cầu nhà Minh can thiệp cho họ về sinh sống đất Cao Bằng. Chính họ đã góp công phát triển Cao Bằng, tạo thế đoàn kết kinh thượng và biến Cao Bằng thành một vùng biên giới vững chắc để chống lại Trung Hoa. Công trạng nầy tuy không rực rỡ như đường về phương nam của chúa Nguyễn, nhưng sử sách cũng không thể quên tuyên dương họ Mạc.
Khi Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long, trung hưng nhà Lê (1593), con cháu họ Mạc tẩu tán khắp nước, một số lên Cao Bằng, một số chạy vào Thanh Hóa, Nghệ An ẩn trốn, và một số vào Nam theo chúa Nguyễn. Con cháu họ Mạc đổi ra rất nhiều họ khác nhau. Sách Thế phả ghi rõ là con của Mạc Đăng Doanh, em của Mạc Kính Điển là Mạc Cảnh Huống vào Nam theo Nguyễn Hoàng, sau con là Mạc Cảnh Vinh đổi là Nguyễn Hữu Vinh. (12) Không những chỉ một họ Nguyễn, mà chắc chắn còn nhiều họ khác nữa. Trước đây, những họ nầy không lên tiếng vì một mặt sợ các chính quyền quân chủ trả thù, và một mặt việc sử sách lên án triều đại nhà Mạc ít nhiều gây những ưu phiền cho con cháu họ nhà nầy. Hy vọng sẽ có một ngày nào đó, con cháu những họ nầy thấy rõ rằng nhà Mạc không đáng bị lên án như người ta đã làm xưa nay, bỏ qua những ưu phiền không đáng, sẽ lên tiếng để tìm về gốc gác ông bà mình.
Qua ba cuộc đổi họ trên đây, lý do chính đưa đến việc đổi họ là do tiên tổ các họ nầy đã lên nắm chính quyền, lập triều đại, sau bị truất phế và bị nghi ngờ nên con cháu bị bắt buộc phải đổi họ. Ngược lại, trong lịch sử nước ta, có một dòng họ lớn từ thời Ngô Quyền lập quốc cho đến nay không thay đổi mà mỗi ngày một phát triển, hưng thịnh. Đó là họ Nguyễn Phúc ở Gia Miêu ngoại trang, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.


Nguồn Họ Nguyn Việt Nam
Trên đây là toàn bộ sưu tầm của tôi về Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử Họ Nguyễn Việt Nam .
Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Mr Sơn: 0983.016.279

Cảm ơn các bạn.

Tổ Tiên Việt Rực Rỡ - Mai Thục

Nhóm sưu tập khảo cứu Tiền sử Việt tộc tiếp tục khẳng định những chứng tích và tư liệu, thư tịch, hình ảnh về Tổ Tiên Dân Tộc Việt Đời Đời Rực Rỡ.

Trên cơ sở hệ thống di vật: khảo cổ, đền, chùa, miếu, phả cổ, lễ hội, phong tục, trồng cấy, vật nuôi… với phương pháp phân tích C14 (phương pháp chuẩn của Thế giới) chúng ta có thể nhận ra sự thật rằng:

Xã hội thời Việt cổ- thời dựng nước- thời đại Hùng Vương, Tổ Tiên dân tộc Việt chúng ta, ngay tại đây- châu thổ sông Hồng, trong buổi bình minh lịch sử nhân loại đã xây dựng thành công một xã hội nhân dân có đời sống vật chất- tinh thần ấm no, hạnh phúc. Xã hội đó đã có những phát minh cực kỳ quan trọng.

Với tấm lòng nhân từ đã thuần hóa vật nuôi. Với ý chí kiên trì, cần cù, óc mẫn tiệp đã xác lập quy trình liên hoàn thuần thục hóa cây lương thực, cây lúa nước để phát triển sản xuất lương thực nuôi sống con người. Đặc biệt quan trọng, trong công nghiệp đã có các phát minh để phát triển công nghệ nguyên liệu khoáng trong lĩnh vực gốm, sứ, đồng để sản xuất các vật dụng phục vụ xã hội. Các bậc cao minh thánh trí đã thiết kế mô hình toàn đồ hiệu ứng trường xoắn vũ trụ để gửi lại cho đời sau nguồn năng lượng vũ trụ quý giá”.

(Sách Sự Thật Gốc Tích Nước Nhà Việt Nam- Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi- Nhóm nghiên cứu thời Tiền sử 8- 2013)

Nhà nghiên cứu trường năng lượng vũ trụ bằng phương pháp “Định vị sinh học” đã nói với chúng tôi về mô hình toàn đồ hiệu ứng trường xoắn vũ trụ trên mặt Trống Đồng Ngọc Lũ:

Chúng tôi đo trường năng lượng phát ra từ tổ hợp hoa văn trên Trống Đồng Ngọc Lũ kết quả rất đặc biệt. Trường năng lượng vũ trụ phát ra từ tổ hợp hoa văn trên mặt Trống Đồng Ngọc Lũ cao hơn hàng ngàn lần các thứ khác”.

Có thể cảm nhận được nguồn năng lượng Trống Đồng khi ta ngồi định tâm trước Trống Đồng với đức tin và tấm lòng trong sạch, thở sâu bốn thì êm, chậm, sâu, đều. Muốn nhận được Hào quang năng lượng vũ trụ và Tổ Tiên, thân tâm ta phải hoàn toàn trong sạch. Khó mà dễ biết bao.

Tổ Tiên trong chính sử

Ngô Sĩ Liên nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ XV. Ông có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư - bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam, được lưu truyền tới ngày nay.

Ngô Sĩ Liên người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay thuộc xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ- Hà Nội).

Kể từ Kinh Dương Vương, họ Hồng Bàng nối dòng dõi Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình, sáng rõ đạo vợ chồng, theo đúng nguồn phong hóa, vua thì lấy đức mà cảm hóa dân. Dân thì cày ruộng, đào giếng, ra ngoài thì làm lụng, trở về thì nghỉ ngơi, chẳng phải là phong tục thái cổ của Viêm Đế ư?”

(Đại Việt sử ký toàn thư)

Nước Đại Việt ở phía Nam núi Ngũ Lĩnh, thế là Trời đã phân chia giới hạn Nam- Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là Trời đã sinh chân chúa. Có thể cùng với Bắc triều, mỗi bên làm đế một phương”.

(Đại Việt sử ký toàn thư)

Hùng Vương con trai Lạc Long Quân lên ngôi đặt Quốc hiệu là Văn Lang (nước này Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Hồ Động Đình) Nam giáp nước Hồ Tôn (tức Chiêm Thành, nay là Quảng Nam). Chia nước làm 15 bộ. Bộ Văn Lang là nơi vua đóng đô

(Đại Việt sử ký toàn thư)

“Kíp đến Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tiếng dũng lược, căm giận Tô Định, chính lệnh hà khắc tàn ngược, tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, cho nên lấy lại được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt”.

(65 thành từ Nam sông Dương Tử về giáp nước Hồ Tôn)

( Đại Việt Sử ký toàn thư)

Dấu tích Tổ Tiên phía Tây châu thổ sông Hồng

Hai chục năm có lẻ, cố PGS Đỗ Tòng cùng nhóm nghiên cứu Tiền sử, đã tập trung trí tuệ, thời gian, công sức, chi tiền cá nhân để sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp bộ Sưu tập, khảo cứu về Tổ Tiên Việt thời Tiền sử.


Nay ông Tạ Việt Dũng kỹ sư Địa chất, thay cố PGS Đỗ Tòng nói. “Góp phần điền vào những khoảng mờ trong chính sử. Làm nổi rõ những chi tiết sống động về Tổ Tiên đã ghi trong chính sử” trong lòng đất Mẹ Việt, bên sông Hồng linh thiêng yêu dấu”.

Nhóm sưu tập khảo sát dọc sông Đáy đến xã Yên Nghĩa- Thanh Oai- Hà Nội. Bên tả sông Đáy là Đình làng Do Lộ có đôi câu đối:

1. Đây là một trong 72 ngôi đền ở Trời Nam, lưu lại dấu thiêng của vua Hùng, nhiều đời phong tặng rạng rỡ điển chương. 2.

2. Đây là nơi phân ra ba nhánh sông Hát xưa, đất đẹp kỳ quan, rạng rỡ ngàn năm ghi dấu Hồng Lạc.

Chính nơi đây (vùng tổng Sốm) có 72 ngôi đền“lưu dấu thiêng vua Hùng”.

Chính nơi đây sông Hát chia ba nhánh “lưu dấu Hồng Lạc”


Theo tài liệu cổ địa lý, sách Địa chí Thăng Long- Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm, cụ Nguyễn Văn Siêu- Bùi Quỹ soạn, khi khảo cứu về nguồn lạch sông đã ghi:

“Thượng lưu sông này (Nhị Hà) ở xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây. Bên hữu chia ra một dòng là Hát Giang, chảy qua Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Đức”.


Phía Đông Nam làng Do Lộ còn lại một dãy đầm, ao in dấu lòng sông kéo dài từ xã Yên Nghĩa qua xã Phú Lãm, Phú Lương, xã Cự Khê bên hữu sông Nhuệ. Các cụ cao niên ở đây cho biết ngày xưa có nhánh sông từ sông Đáy chảy qua nơi đây, khi qua làng nào thì mang tên làng đó. Khúc sông này được gọi là thượng chí Ao Vạc (Yên Nghĩa), hạ chí Bảy Giỏ (Khe Tang).


Nhà nghiên cứu Đặng Văn Tu đã đi tìm dấu vết dòng sông cổ vùng đất Phú Lương, Phú Lãm và tổng Sốm. Ngày nay xã Phú Lương còn in dấu một dòng sông cổ. Đó là một con cừ, có nhiều đoạn trở thành đất canh tác. Trước cửa đình làng Văn Nội còn một dãy ao, xưa là chỗ nước sông chảy qua. Chỗ này trước gọi là bến đò Ong. Phong Châu là tên chỉ bến bãi. Phong Châu là bến xây bằng đá ong ở dọc sông Hát. Suốt từ Văn Nội đến Động Lãm, những cầu ao, thường gọi là bến. Dòng sông cạn thành ao. Bến đò, bến sông đã biến đổi, còn bến ao. Dòng sông cổ chảy qua bảy làng: Nghĩa Lộ (Yên Nghĩa), Thanh Lãm, Quang Lãm, Phú Lãm, Thanh Oai, Văn Nội, Nhân Trạch. Dòng sông bắt nguồn từ Ao Vạc chảy qua xã Phú Lãm, Phú Lương đến Cự Khê, đổ vào sông Nhuệ, quang co khoảng mười cây số. Bảy Giỏ là điểm cuối cùng của dòng sông. “Thượng chí Ao Vạc, hạ chí Bảy Giỏ”. Dòng sông cổ chảy qua Phú Lương thông với sông Đáy. Sông Đáy chảy trên đất Hà Sơn Bình hiện nay là sông Hát, là một nhánh của sông Hồng. Nó tách từ sông Hồng ở huyện Phúc Thọ- Hà Nội, chảy qua Đan Phượng, Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức đến Hà Nam, lại nhập vào sông Hồng. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Sông Hát cách tỉnh thành Hà Nội chín dặm về phía Tây Nam, là phân lưu của sông Nhị”.

Gần đây các nhà nghiên cứu khảo về sông Đáy và sông Hát cho rằng sông Đáy là sông Hát. Dòng sông cổ chảy qua Phú Lương bắt nguồn từ sông Hát. Là một nhánh của sông Hát. Nhánh sông Hát chảy qua tổng Sốm ngày xưa còn âm vang qua những câu đối ở các đình làng, nơi nó chảy qua. Ngôi bảo tháp làng Do Lộ

Ngựa xe lai vãng đường quan cấm
Trăng thanh gió mát, Hát giang biên

Các làng Thanh Lãm, Quang Lãm, Văn Nội có nững câu đối:

Thắng Lãm thủy tự Đồng Nhân nguyên
Hát giang tiên vi trì tỉnh hậu(Thắng Lãm khởi thủy từ Đồng Nhân
Sông Hát ngày trước đã thành ao, thành giếng)

Khai quật di tích Phú Lương

Khu di tích Phú Lương thuộc thôn Văn Nội, xã Phú Lương huyện Thanh Oai- Hà Nội đã được Viện khảo cổ học khai quật từ ngày 8- 12- 1981 đến 8- 1- 1985.

Theo nhóm tác giả Hà Văn Phùng, Nguyễn Tường Kỳ và Bùi Văn Liêm (Viện khảo cổ học) khai quật “chữa cháy” khi dân làng đào đất đắp đường, phát hiện nhiều di vật bằng gốm, đá thủy tinh, đặc biệt là đồ đồng.

Di tích khai quật Phú Lương bao gồm khu cư trú nằm trên vùng đất cao, thuộc Văn Nội, rộng 15.000m2 và khu mộ táng liền kề về phía Đông Nam, rộng trên một vạn mét vuông.

Khu cư trú đào một hố thấy tầng văn hóa dày một mét. Thu được di vật: gốm Đông Sơn, một mũi nhọn sắt, một lưỡi câu đồng, ba dọi xe chỉ bằng đất nung, một bát gốm và hơn 2000 mảnh gốm bình, vò, bát.

Khu mộ táng được khai quật bốn hố để nghiên cứu. Địa tầng khu mộ táng có năm lớp rõ rệt. Phân biệt máu sắc khác nhau. Trên cùng là lớp đất canh tác, phù sa pha cát và các chất hữu cơ. Phù sa bồi tụ qua các trận lũ từ dòng sông trào lên. Tiếp đến là lớp sét vàng nhạt đến lớp đất màu nâu, thuộc đất sét đang bị phong hóa. Dưới là lớp sét vàng loang lổ lẫn sét xanh. Dưới nữa là lớp sét xanh và lẫn đá và cành cây mục nát.

Tổng số bốn hố khai quật có 28 ngôi mộ cổ. Mộ táng hình thức chôn cất gồm cải táng và chôn lần đầu với hai loại mộ đất và mộ thân cây khoét rỗng.

Các di vật thu được nhiều nhất là đồ đồng 30 chiếc, gồm: dáo, dao găm, khuyên tai, mâm, hoa tai, thạp, đĩa… Đồ đá có bốn chiếc gồm rìu, khuyên tai. Đồ xương hai chiếc (một răng nanh chó làm bùa đeo và một vật chưa rõ công dụng). Đồ gốm bị vỡ nát, nồi, chõ, vò… gốm thô, độ nung thấp, mang đặc trưng của văn hóa bản địa rõ rệt gốm Đông Sơn.

Điều đáng chú ý là đồ đồng thời này đã trở nên tinh xảo, và thông dụng. Dân Việt vừa chế tạo được vũ khí: dáo, dao găm, vừa chế tác được đồ dùng gia đình: mâm, thạp đĩa, và đạt tới nghệ thuật chạm khắc đồ trang sức tinh tế hoa tai, khuyên tai…

Từ những chứng cứ khai quật di tích Phú Lương khảo cổ học đã giúp chúng ta nhìn sâu vào lòng đất, thấy rõ Tổ Tiên Việt sinh sống ở đây, qua nhiều giai đoạn văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn.

Văn hóa Đông Sơn (2.300 năm trước) mang đậm yếu tố lưu vực sông Hồng. Đó là sự phân biệt rõ rệt giữa công cụ lao động và vũ khí. Văn hóa Đông Sơn sinh ra nước Văn Lang, thời đại các vua Hùng.

Di vật đồ đồng thu được do khai quật di tích Phú Lương cho thấy đây là thời kỳ Đồ Đồng- Văn hoá dựng nước Văn Lang đã phát triển rực rỡ trên vùng đất Thanh Oai- Hà Nội ngày nay.

Dấu tích các Trung tâm Kinh Đô cổ

Nhóm nghiên cứu Tiền sử khảo sát thực địa và thư tịch cổ trong dân gian, đình, chùa, đền, miếu, giếng cổ, cây cổ thụ, bến ao… để tìm kiếm các dấu tích về Tổ Tiên ngay trên dải đất phia Tây châu thổ sông Hồng. Dải đất này hiện hữu các di vật của người Việt cổ nền văn hóa Hòa Bình và các di vật của thời Hùng Vương, đan xen, chồng gối lên nhau. Chính trên mảnh đất này từ xưa tới nay, đời đời dân cư sinh sống ngày một đông.

Lần theo dấu tích dòng sông cổ (Hát giang) ở xã Phú Lương có thôn Vân Nội. Trước cổng làng là một dãy đầm In dấu một nhánh Hát giang đã mất. Trên cao, cổng làng có hai câu đối:

“Mạnh tộc Hồng Bàng Dã
Trùng trung nhân vọng nguyệt”

Trong làng Vân Nội có Nguyễn tộc từ đường thờ, giỗ Tết các chư vị, liệt vị Tổ Tiên Bách Việt. Có nhà thờ bà Man Nương, mẹ chồng Trưng Trắc. Có chùa Sùng Nghiêm thờ Tam Tòa Đức Ông, thờ Mẫu Thượng Ngàn. Có đình làng thờ Đống Xã Đại Vương. Cạnh đình làng có cây bồ đề đại thụ. Cánh đồng Vân Nội có xứ đồng Mả Đế, xứ đồng Xích Hậu.

Tại Nguyễn tộc từ đường, trưởng tộc là cụ Nguyễn Vân Tằng, vừa về với Tổ Tiên tháng 10- 2013. Mấy chục năm qua, đã đến lúc, cụ Tằng hợp tác cùng nhóm hậu duệ tâm huyết, công bố dấu thiêng các cụ Tổ họ Nguyễn- Tổ Bách Việt. Cụ dịch và cho biết hàng ngàn trang giấy, sách, của các vị tiền nhân ghi về nguồn gốc, thế thứ, tên, húy, pháp danh, ngày tạ thế, mộ phần, ngày giỗ của các vị Liệt tổ, Liệt tông, Tổ Mẫu dân tộc Việt. Tạm gọi chung là Ngọc phả Hùng Vương.

Nhóm sưu tầm đã nghiên cứu ba tài liệu: Cổ Lôi ngọc phả truyền thư, Nguyễn tộc từ đường Ngọc phả cổ lục chính bản, Bách Việt nguyên trưởng chú giải.

Xếp thế thứ lớp người ưu tú được ghi trong thư tịch Tổ Tiên Dân Tộc Việt đã từng sống và dựng nước, làm rạng danh giống nòi tại ngay vùng (tổng Sốm) châu thổ sông Hồng.

Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư ghi Phục Hy- Hư Không Giáo Chủ, khai sinh nước Cực Lạc. Cực Lạc là tên nước của Việt tộc thuở khai thiên lập địa ở miền Tây Vực (Thạch Thất- Hà Nội ngày nay) do Đế Thiên Phục Hy định đô, cách nay 7000 năm. Chùa đã bị tàn phá, cổng chùa còn sót lại.

Bộ Ngọc phả Hùng Vương ghi dấu tích các Trung tâm Kinh đô cổ.

Trung tâm Kinh đô Phục Hy vùng chùa Cực Lạc.

Trung tâm Kinh đô Đế Thần vùng chùa Trầm.

Trung tâm Kinh đô Kinh Dương Vương vùng Phong Châu- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay.

Bách Việt Ngọc phả truyền thư ghi

Thuở khai thiên lập địa, Tổ Tiên chúng ta sinh cơ lập nghiệp ở Tây Vực, thủy chung đã 7000 năm rồi. Núi có nhà hang đá Thạch Thất, rừng có vô vàn cây cối hỗn tạp, đủ hoa thơm cỏ lạ, tốt tươi đẹp đẽ, Đất rộng bao la, nhà cửa thôn xá đâu đấy. Ruộng đất màu mỡ, dân cư sum họp, thịnh vượng, nhân vật luôn luôn không thiếu. Muôn đời tôn xưng người đứng đầu (vua cả) Phục Hy, tên nước Cực Lạc, đóng đô ở đó. Từ đấy về sau cày cấy lấy gạo, đào giếng lấy nước nên gọi là Phục Hy.”

Bách Việt Ngọc phả truyền thư ghi về cụ Thần Nông:

Đế Thần là con Đế Viêm (con cháu Phục Hy) còn trẻ tự xưng là Thần Nông. Đế Thần cai quản từ Trường Giang trở về Nam. Thần Nông được thừa hưởng sự nghiệp của Tổ Tiên lên ngôi vua sáng, thi hành chính nhân sáng suốt. Dân chúng một lòng kính yêu. Từ phía Tây trở xuống, lấy ngọn Phương Lãnh Trầm Đỉnh làm chính và ngọn Linh Sơn, Tiên Lữ, tiếp đến Phong Châu làm một dải. Ông dạy dân làm ruộng là chính. Thần Nông lấy lá chữa bệnh, cứu dân độ thế… Thần Nông phát minh ra nghề cấy trồng lúa nước và phát minh sáng chế ra lưỡi cày bằng gỗ cứng để cho dân làm ruộng. Người dân làm ruộng, cày cấy lúa nước thường lấy vỏ cây che thân để chắn bùn gọi là cái thường (tức cái váy, cái xiêm) lan rộng từ Nam đến Bắc. Do đó người ta thường gọi là họ Việt Thường”.

Hiện nay quanh ngọn Phượng Lãnh Trầm Đỉnh còn dấu tích mộ Thần Nông trước Trầm Sơn động, mộ thầy dạy Thần Nông, mộ mẹ Thần Nông.

Tại chùa Trầm huyện Chương Mỹ có tượng thờ Đế Thần tức vua Thần Nông. Điện thờ chính trong hang chùa Trầm có tượng Đế Thần, bệ thờ, bát hương bằng đá.

Ở phía Nam chùa Cực Lạc có điện thờ vua Thần Nông.

Hai con trai của Thần Nông là Đế Tiết và Đế Thừa.

Đế Tiết còn gọi là Đế Tiết Vương con cả của Thần Nông dân gian gọi là Đức Thánh Cả.

Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công (Đế Quý Công) con thứ của Thần Nông, thay Đế Tiết nối dõi Thần Nông. Dân gian gọi cụ là Đức Thánh Hai (Đức Thánh đệ nhị). Cụ đã thu phục được bảy mươi hai bộ lạc, sáp nhập thành chín bộ lạc gọi là Cửu Long Chân Chính. Tòa Thượng Cửu Long ở các chùa Việt Nam là biểu tượng thờ chín ông Tổ của người Việt. Đế Thừa lập nước lấy tên là Xích Quỷ.

Xã Quang Lâm- Thanh Oai- Hà Nội có các khu mộ và và nơi thờ Đức Thánh Cả, Đức Thánh Hai.

Ba con trai của Đế Thừa là Nguyễn Minh Khiết (Đế Minh) Nguyễn Nghi Nhân (Đế Nghi) và Nguyễn Long Cảnh.

Nguyễn Nghi Nhân- Đế Nghi (con thứ) được cha Đế Thừa giao làm chủ Ô Châu, sinh ra dòng Sở Hùng Thông, cụ mất tại nước Sở. Đế Nghi làm vua phương Bắc sinh Đế Lai. Đế Lai sinh Âu Cơ. Sau này Đế Lai đưa con gái về thăm quê, Âu Cơ lấy Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là cháu nội cụ Đế Thừa.

Cụ Nguyễn Minh Khiết- Đế Minh là Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết (con cả) thay cha đứng đầu nước Xích Quỷ, dời nơi cụ Tổ Phục Hy (vùng làng Sở- Thạch Thất) về Khương Thượng- Hà Nội ngày nay. Cụ kết hôn cùng công chúa Đoan Trang (Đỗ Quý Thị). Cụ Đỗ Quý Thị tu đạo Sa bà đạo hiệu Hương Vân Cái Bồ Tát, là đạo Mẫu Việt.

Nguyễn Minh Khiết và Đỗ Quý Thị sinh Kinh Dương Vương sáng lập Kinh đô Hùng Vương, dựng họ Hồng Bàng. Kinh đô tại Phong Châu (tổng Sốm- Thanh Oai).

Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân làm vua thay cha, lấy Âu Cơ, dựng họ Hùng, tên nước là Văn Lang, nối nghiệp 100 đời. Truyền thuyết Âu Cơ- Lạc Long Quân, Cha Rồng Mẹ Tiên, một bọc trăm trứng là sự thật giống nòi, cùng huyết thống sinh ra. Trong đó 18 đời vua có đức, có tài truyền miệng trong dân gian không bao giờ mất.

GS Nguyễn Trường Tiến ngộ câu ca:

Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn nước non


Tổ Tiên ta Trí Dũng siêu phàm, đã ẩn vào cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, truyền miệng cháu con. Ai dám bảo Thần Nông, Kinh Dương Vương là huyền thoại Trung Quốc?


Đền, miếu, lăng thờ các vị ở nhiều nơi, mộ ghi phả cổ, tục lệ, hội làng cúng tế khắp nơi đất Việt. Miệng truyền miệng muôn đời. Làm sao con cháu Việt quên được Tổ Tiên. Lá rụng về cội. Tổ Tiên còn. Linh khí dâng đầy. Nước Việt mãi trường tồn. Sông núi, biển, đảo đồng lúa, nương ngô, ao hồ… Tổ Tiên linh hiển cùng gìn giữ, mãi mãi còn. Bia miệng truyền miệng, chúng ta là con cháu Thần Nông, Kinh Dương Vương, là một bọc trăm trứng Mẹ Âu Cơ, không bao giờ phai mờ trong ký ức người Việt các thời đại, truyễn mãi mãi.


Phần mộ các vị mang họ Hùng Vương được an táng ở miếu Sơn Thần gọi là tòa Cửu Long. Tượng tòa Cửu Long hình cầu vồng 9 rồng chầu, ở giữa là cụ ni sư Hương Vân Cái Bồ Tát đặt ở trước Tam Bảo các ngôi chùa Việt cổ (Tiền Thần, hậu Phật).

Chăm lo giữ gìn mộ phần Tổ Tiên

Trải bao tàn phá của thời gian và những cuộc chiến tàn khốc, sự hủy diệt nòi giống của kẻ thù truyền kiếp, trên phần đất nước Việt Nam hùng cường còn lại của Tổ Tiên Bách Việt vẫn uy nghi, linh hiển mộ phần của Tổ Tiên, được cháu con nối truyền chăm giữ, bằng mỹ tục Thờ cúng Tổ Tiên. Năng lượng Tâm linh Tổ Tiên Việt cực mạnh, bởi được tôn thờ, cúng kính, nguyện cầu nhiều ngàn năm, năng lượng của nhiều thế hệ người tụ hội, không một kẻ thù nào có thể tàn phá, trấn yểm nổi. Tổ Tiên hiển linh. Mộ phần của Tổ Tiên, mỗi tòa Quán Miếu được đánh dấu một cây cổ thụ (cây đa, cây duối, cây quéo) và hai giếng mắt Rồng.


Mộ phần Tổ Phục Hy trồng cây đa. Mộ phần Đế Thần (Thần Nông) trồng cây duối. Mộ phần đời Hùng Vương trồng cây duối và đôi giếng mắt Rồng. Tôi đã quan sát hàng rào cây duối cổ nơi ngôi nhà thờ tổ họ Lê tại Trang Sơn Đông của Trần Nguyên Hãn. Cây duối rất lạ. Cây chết một phần, phần khác nảy lá xanh, nuôi dưỡng phần cây chết, sống lại.

Ảnh ông Đỗ Văn Bình chụp cây duối cổ cạnh mộ Miếu Quán 07 thờ các vua Hùng ở Bắc Lãm- Thanh Oai thấy cây quấn nhiều tầng, thân hóa đá, vững chãi, cành xanh vươn cao như một vị Thần trông giữ nước non.

Cây đa, cây đề sống muôn đời thành cây Thần, ai cũng biết. Mộ phần Hương Vân Cái Bồ Tát trồng cây đề.

Mộ phần Tổ Tiên có dấu linh thiêng như thế, dân không biết, nhưng thấy mộ phát, cây cổ, giếng nước lạ thiêng liêng, nên tự giác hương khói, phụng thờ. Dân gian trải nghiệm thực tế và truyền miệng, ai phá mồ mả, miếu đền đều bị chết. Chết khổ sở. Ai cũng sợ.

Chúng tôi được thăm tạ mộ, miếu quán, mộ Tổ Tiên tại vùng tổng Sốm- Thanh Oai- Hà Nội, dấu thiệng không mất. Cây cổ thụ, giếng to tròn, mộ phát cao, rộng, cỏ xanh, kèm đền, chùa thờ các vị ở gần đó, linh thiêng. Người Việt cổ an táng các vị Tổ Tiên của mình đã chọn đất thiêng, và các vị Tổ Tiên đều là những người có công lớn, được dân nhất tâm tôn thờ, cầu cúng nhiều đời, nên năng lượng Tâm Linh mộ Tổ Tiên nay đo được rất cao.

Vị trí mộ phần từng mộ Tổ Tiên được ghi chép trong Ngọc phả Hùng Vương cất giấu, người ngoài không biết. Người tộc trưởng biết và truyền đời con cháu bằng các chỉ thực địa để khói hương.

Bốn đời cụ Nguyễn Vân Tằng ở Vân Nội truyền giữ mồ mả Tổ Tiên và Thư tịch. Cụ Nguyễn Vân Ý là ông nội cụ Tằng mất 1951. Bố cụ Tằng tiếp tục dắt cụ Tằng đi chăm mộ Tổ Tiên do cụ Nguyễn Vân Ý truyền lại. Cụ Nguyễn Vân Tằng mất 10- 2013. Trước khi mất cụ Tằng đã dành mấy chục năm dịch phả cổ, công bố mộ Tổ Tiên. Nhóm nghiên cứu đã theo thư tịch và chỉ dẫn của cụ Tằng, chụp ảnh, đo năng lượng phần mộ Tổ Tiên và công bố để cùng nhau gìn giữ mả Tổ. Hiện nay mộ cụ Hương Vân Cái Bồ Tát Đỗ Quý Thị, mộ Bát Bộ Kim Cương, mộ Lạc Long Quân đã được UBND Thành phố Hà Nội khoanh vùng bảo tồn. Những ngôi mộ Tổ Tiên khác được nhân dân vùng tổng Sốm- Thanh Oai, hương khói phụng thờ, kèm miếu, đền chùa gần khu mộ và các tục lệ, lễ hội. Tiếc thay! Mộ Mẫu Thượng Ngàn- Hồng Đăng Ngàn, vợ vua Kinh Dương Vương đã bị san lấp xây đô thị năm 2008. Đáng buồn và đáng sợ thay!

Chúng tôi dẫn lời cố PGS Đỗ Tòng, chủ biên Khảo cứu sưu tập về thời Tiền sử gửi lãnh đạo Thành ủy Hà Nội (Ngày 26- 10- 2008):

“Quá trình hình thành sưu tập khảo cứu có một số điều về Tiên Tổ đất Việt thời Hồng Bàng- Văn Lang nằm trong phạm vi đất của Hà Nội (mới): Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Hà Đông… Có bản địa danh, địa chỉ ghi vào bản đồ về những di tích đó. Chúng tôi mong một điều cấp bách được thành phố quan tâm, có quyết định bảo tồn những mảnh đất có địa chỉ di tích trên. Kể cả những di tích vật thể đến nay vẫn còn đang có có ý kiến khác nhau.


Chúng ta đều nghĩ rằng đập phá những nơi có di tích để giành thêm một khoảnh đất xây dựng nhà ở hoặc làm một công trình gì đấy, trước mắt chỉ đạt được lợi ích nhỏ bé. Điều đó nếu xảy ra thì trước hết là sự vô trách nhiệm về Tâm linh với Tổ Tiên. Làm mất tài sản Văn hóa, nguồn năng lượng quý báu, không dễ dàng có thể sửa chữa được. Đập phá, hủy hoại những nơi đó thì dễ, nhưng để mất mát thì không gì bù đắp được”.


Tôi nghĩ nôm na rằng mình đi mua đất xây nhà để ở, nếu biết dưới đất có một ngôi mộ, chắc mình sẽ cao chạy xa bay. Điếc không sợ súng. Không biết thì thôi. Biết thì sợ lắm. Huống hồ mảnh đất đó đã được ghi bản đồ chỉ dấu thiêng Tổ Tiên, có mộ, có cây cổ thụ, ao giếng phong thủy, hương khói phụng thờ, mà còn nhắm mắt lấn chiếm, hoặc san bừa xây nhà thì nguy cấp. Thần cây đa. Ma cây gạo.Cây cổ thụ mấy nghìn năm. Thần thánh linh hiển. Năng lượng Đất Trời Người tụ hội nơi đất, mộ, miếu cây. Ai đó dám tàn phá thì thật kinh hoàng. Cúng bái đốt vàng mã mấy kiếp không chuộc nổi tội giày xéo mồ mả Tổ Tiên.

Có thờ có thiêng. Có kiêng có lành.

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát.



Hồ Gươm Xuân 2014.
Mai Thị Thục.
(Theo web site: Họ Đỗ Việt Nam)



Trên đây là toàn bộ sưu tầm của tôi về khái niệm gia phả.
Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0983.016.279


Cảm ơn các bạn.!

Gia phả là gì

Làm Gia Phả, Thiết Kế Gia Phả Phả Đồ Dòng Họ

Sưu tầm tại: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gia phả hay gia phổ là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ.
Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền. Các nhà Tông thất (dòng dõi vua quan), có khi gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng hơn: Ngọc phả, Thế phả...
Tại các nước Đông Á, chịu ảnh hưởng của Đạo Khổng, các thế hệ sau trong dòng họ hay vương triều phải giữ đạo Trung đạo Hiếu. Việc xây dựng và lưu truyền gia phả được xem là một cách ghi nhớ công ơn tổ tiên, gây dựng lòng tự hào trong dòng tộc.
Ở Tây phương, người ta có tập tục làm cây phả hệ hay phả đồ, tương tự như Tông đồ của người Hoa hay người Việt.
Một Tông đồ, một Gia phả, một Phả ký, một Phổ truyền dù đơn sơ hay súc tích cũng đều trở nên những tài liệu quý báu cho nhà xã hội học, nhà sử học về sau. Nó còn có thể hữu dụng cho những nghiên cứu về tâm lý, về di truyền học, huyết học, y học nữa.
Môn học nghiên cứu về gia phả là gia phả học.
Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ, hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nǎm 476-545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên).
Mới đầu gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại, nhà Lý có Hoàng Triều Ngọc Điệp - năm 1026; nhà Trần có Hoàng Tông Ngọc Điệp, nhà Lê có Hoàng Lê Ngọc Phả... Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các danh gia, quan lại và cứ thế lan rộng, phổ biến ghi chép gia phả trong nhân dân.
Trước đây, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Hán-chữ Nôm, nhưng qua nhiều năm chiến tranh, nhiều bộ gia phả của các dòng họ cũng mất dần...
Tục làm gia phả phát triển mạnh ở hai miền Bắc và Trung; miền Nam rất ít gia đình làm gia phả (ở đấy còn được gọi là "gia phổ") và biến thái thành "tông chi" tức tờ "tông chi tông đồ".
Trong gia phả, người đứng đầu ngành trưởng (trưởng họ, trưởng tộc) có bổn phận ghi hết những chi tiết về thân thích và dòng dõi; những người con khác sao lại bản gia phả chính đó. Các gia đình giữ gìn kỹ lưỡng và truyền từ đời cha tới đời con. "Họ" theo nghĩa gốc có liên hệ với nhà và dưới chế độ phong kiến, nối kết con người với đất ruộng: một mái nhà, một gia đình, một họ. Họ và tên của một người định vị trí của cá nhân người đó trong xã hội, xác định cá thể trong một toàn thể.
Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]
Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương, có nội dung cơ bản như sau:
Thông tin rõ ràng về người sao lục (biên soạn).
Nêu nguồn gốc xuất xứ của gia tộc, là phả ký hay là gia sử.
Ghi Thuỷ Tổ của dòng họ.
Ghi từng phả hệ phát sinh từ Thuỷ Tổ cho đến các đời con cháu sau này. Có phần phả đồ, là cách vẽ như một cây, từng gia đình là từng nhánh, từ gốc đến ngọn cho dễ theo dõi từng đời. Đối với tiền nhân có các mục sau đây:
Tên: Gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường. Thuộc đời thứ mấy? Con trai thứ mấy của ai?
Ngày tháng năm sinh (mất), giờ (nếu nhớ). Mộ nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Thời gian nào?
Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất.
Vợ: chánh thất, kế thất, thứ thất... Họ tên, con thứ mấy của ai? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm.
Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).
Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng... Những lời dạy bảo con cháu đời sau (di huấn), những lời di chúc...
Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt hay giai thoại của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn trước tác hay, những bài thuốc gia truyền...
Tiếp theo, là tộc ước. Đây là những quy định-quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt, tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung.
Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đâu chi, chi hiện ở đâu, nhà thờ chi...
Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân; các câu đối, sắc phong nếu có v.v.
====
Trên đây là toàn bộ sưu tầm của tôi về khái niệm gia phả.
Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả, vui long lien hệ với chúng tôi:
Mr Sơn: 0983.016.279
Cảm ơn các bạn.

Làm Gia Phả, Thiết Kế Gia Phả Phả Đồ Dòng Họ

Núi Tản Viên và Truyền thuyết Sơn Tinh - Nguyễn Tuấn – Ông Tổ Họ Nguyễn Việt Nam

Núi Tản Viên và Truyền thuyết Sơn Tinh - Nguyễn Tuấn – Ông Tổ Họ Nguyễn Việt Nam
Núi Tản Viên và Truyền thuyết Sơn Tinh - vị thánh bất tử, người mang họ Nguyễn - Nguyễn Tuấn – Ông Tổ Họ Nguyễn Việt Nam
    
      Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) được coi là vị đệ nhất phúc thần của nước Việt, đứng đầu trong tứ bất tử. (tứ bất tử: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh mẫu Liễu Hạnh). Tản Viên Sơn Thánh là con ông Nguyễn Cao Hạnh và bà Đinh Thị Đen quê ở Động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Như vậy Thánh Sơn Tinh là người mang họ Nguyễn. Hội người Họ Nguyễn Việt Nam lấy Đức Thánh Sơn Tinh là Ông TổHọ Nguyễn Việt Nam của mình.

1. Núi Tản Viên

Theo Lĩnh Nam chích quái về truyện núi Tản Viên (Văn thư lưu trữ mở Wikisource 2012). Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành Thăng Long nước Nam Việt. Núi cao một vạn hai nghìn ba trăm trượng, chu vi chín vạn tám nghìn sáu trăm trượng. Ba núi đứng xếp hàng, đỉnh tròn như cái tán cho nên có tên Tản. Theo sách Ai giao châu tự của Đường Tăng thì Đại Vương núi này là Sơn Tinh họ Nguyễn, vô cùng linh ứng. Khi hạn hán, lúc lụt lội cầu đảo để phòng tai trừ hoạn lập tức có ứng nghiệm. Kẻ thờ cúng hết lòng thành kính. Lần theo thần tích Việt và thần thoại Trung Hoa, sẽ cho câu trả lời về phép thần của Sơn Tinh và long mạch của núi Tản. Cao Biền nhà Đường muốn yểm những nơi linh tích của Nam Việt bằng bùa phép. Biền đem thuật bùa để tiến đại vương núi Tản Viên, thấy Vương cưỡi ngựa trắng ở trên mây nhổ nước bọt vào mà bỏ đi. Biền than rằng: "Linh khí ở phương Nam không thể lường được”.

Theo sách “Bắc – Thành Địa dư chí” của Lê Đại Cương (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tháng 2/2012): “ Núi này ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả một vùng, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có sông Đà chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp”. Tại Đền Và thờ Thánh Tản Viên (Sơn Tinh) có đôi câu đối:

Châu hình đẩu tiễn thiên hoành không

Hạo khí quan mang vạn cổ tồn

Có nghĩa là:

Dáng hình sừng sừng ngang trời rộng

Hạo khí mênh mang vạn thuở còn.

Dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh mạng thứ 17 (1836) đúc “ Cửu Đỉnh” biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của nhà nguyễn. Minh Mạng cho chạm hình núi Tản Viên vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg)

Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh người Việt, trong sách “ Dư địa chí” Nguyễn Trãi viết : “Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”.

Nhất cao là núi Ba Vì, Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sự thực núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng vì núi này là nơi ngự của Thần núi (thần Tản Viên), nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất. Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý.

Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Theo sách này, để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước Việt. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên chúng đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng của nước Đại Việt.
Truyền tích núi Ba Vì(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tháng 2/2012) Núi Ba Vì là ngọn núi thần kỳ, là một trong những ngọn núi cổ nhất của nước Đại Việt. Những phát hiện về khảo cổ học vùng văn hóa cổ Ba Vì đã chứng tỏ đây là một vùng truyền thuyết lớn phát triển sớm trong lịch sử hình thành dân tộc. Núi Ba Vì còn là nơi ngự trị muốn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, Ngài là vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Thiết kế gia phả dòng họ
Thiết kế gia phả dòng họ
Núi tản viên(Ảnh minh họa)

2. Truyền thuyết Sơn Tinh

Theo các thần tích vùng Sơn Tây, Vĩnh Phú thì Tản Viên Sơn Thánh là người ở động Lăng Xương (Thanh Thủy – Phú Thọ ngày nay), tên là Nguyễn Tuấn (Nguyễn Tùng), con ông Nguyễn Cao Hạnh (Hành) và bà Đinh Thị Điêng (Đen). Khi lớn lên nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi.
Động Lăng Xương có thể là Lang Xương, trong đó Lang là Vua. Động Lăng Xương như vậy có nghĩa là nơi quê gốc của Vua. Vua ở đây chính là thần Tản Viên. Mẹ đẻ của Nguyễn Tuấn là bà Đinh Thị Điêng hay Đen, còn gọi là Thái Vĩ. Đinh là hướng Tây. Đen là tên của sông Đà xưa. Đinh Thị Đen có nghĩa chỉ Thái bà (Thái Vĩ hay Thái Thủy) là người ở Tả ngạn sông Đà (dòng sông Đà ở quãng chân núi Ba Vì đổi hướng chảy lên phía Bắc, nên tả ngạn sông nằm ở phía Tây).
Bà mẹ nuôi Ma Thị Cao Sơn có lẽ cũng chỉ có nghĩa là Mẫu Thượng Ngàn vì: Ma = Má = Mẫu, Cao Sơn = Thượng Ngàn. Bà Ma Thị Cao Sơn ở Ba Vì được thờ như Mẫu thượng ngàn, là người cai quản núi Ba Vì trước khi “di chúc” lại cho Thánh Tản.
Theo Ngọc phả Đền Lăng Xương do TS Nguyễn Hữu Công, quan Đô Đốc Thượng Thư cùng với Nguyễn Công Chính và Nguyễn Minh Khai lập vào ngày 15  tháng 11 năm 1011 đời  Thái Tổ, niên hiệu Thuận Thiên thứ III, Thánh Tản Viên - Sơn Tinh tên thật là Nguyễn Tuấn, con trưởng ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen (còn gọi là Bà Thái Vĩ), sinh sống ở Động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Tương truyền một hôm bà vào rừng kiếm củi, đến Thạch Bàn bỗng thấy mây lành bao phủ, rồng vàng bay xuống phun nước như mưa, khí thiêng lan tỏa. Sau khi rồng bay đi, bà thấy hương bay ngào ngạt, nước giếng trong như ngọc, bà liền xuống tắm rồi mang thai từ đấy. Mười bốn tháng sau, đúng ngày rằm tháng giêng năm Đinh Tỵ, giữa giờ thìn bà trở dạ sinh hạ được một cậu con trai tướng mạo khôi ngô, tuấn tú khác thường đặt tên là Nguyễn Tuấn. Lớn lên, Nguyễn Tuấn trở thành người cứu độ, tài cao, văn võ song toàn, có phép thần thông biến hóa, “hô phong hoán vũ” và trở thành vị thần (Thánh) của núi Tản Viên – Thần Sơn Tinh. Ông được Hùng Vương kén làm rể, gả con gái Mỵ Nương. Sau đó, Thủy Tinh vì không được chọn, đã nổi giận đem binh đến đánh, xảy ra các cuộc chinh chiến trong nhiều năm trời. Rốt cuộc, Thủy Tinh luôn là kẻ bại trận... 
Theo một truyền thuyết khác (nguồn Newvietart.com) thần Sơn Tinh được sinh ra ở động Lăng Xương, nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đứng từ núi Tản nhìn sang mảnh đất bên kia bờ Sông Đà chính là vùng đất Lăng Xương.
Truyện kể lại rằng, ngày xưa ở vùng đất Lăng xương có một cặp vợ chồng nọ, tuổi đã ngoại ngũ tuần mà chưa có con. Một ngày, người chồng vào rừng kiếm củi và gặp một vị thần hiện lên mà rằng “Nhà ngươi phải chăm lo tu nhân tích đức, gắng làm việc thiện và đem di cốt của Tổ phụ mà an tang trên sườn núi Tản, không bao lâu sẽ sinh được quý tử và làm rạng danh gia tộc”. Sau khi nghe thần núi mách bảo, về nhà bà vợ có thai. Sau 14 tháng mang thai, bà hạ sinh được một con trai, đặt tên là Nguyễn Tuấn. Năm Nguyễn Tuấn lên 6 thì cha là ông Nguyễn Cao Hành qua đời; đến năm Tuấn lên 12 thì mẹ là bà Đinh Thị Đen cũng qua đời. Cùng năm đó người chú và thím ruột của Tuấn cũng qua đời để lại hai người con trai còn nhỏ tên là Nguyễn Sùng và Nguyễn Hiển. Hàng ngày ba anh em vẫn bơi qua sông, lên núi Tản Viên kiếm củi. Đến mùa nước lên, ba anh em không thể qua sông kiếm ăn, vì thế họ quyết định chuyển hẳn nhà sang chân sườn núi Tản để ở. Trên nền đất của Động lăng Xương- nơi thần Sơn Tinh được sinh ra, nhân dân trong vùng đã lập điện thờ cha mẹ ngài để tưởng nhớ công ơn sinh thành nên một người con kiệt xuất, có công giúp dân trừ nạn giặc nước, đó là đền Lăng Xương.
Trở lại với câu chuyện truyền thuyết, sau khi ba anh em đức thánh Tản lập nhà dưới chân sườn núi, thì hàng ngày đều lên núi kiếm củi, khai hoang. Một ngày, ba anh em được một người phụ nữ trên núi nhận làm mẹ nuôi – bà tên là Ma Thị Cao Sơn. Bà đã truyền dạy cho 3 anh em họ các chú thuật và phép thiền định. Ba anh em tiếp thu rất nhanh, không chỉ giỏi các chú thuật mà ba anh em còn được học các môn như Binh pháp, y pháp và các nghề thủ công, đặc biệt là việc trị thủy, trồng lúa nước và nuôi tằm dệt lụa. Dấu vết của nghề dệt lụa vẫn còn được lưu giữ tại làng Cổ Đô dưới chân núi Ba vì... Trải qua 6 năm học tập chuyên cần, ba anh em họ Nguyễn đã tới lúc trưởng thành. Một hôm bà Ma Thị cho gọi ba anh em lên mà dặn rằng: “ Nay các con đã trưởng thành, các pháp ta cũng đã dậy xong, núi này thuộc Kim Sơn, nguồn dương khí chốn trời Nam, rất thích hợp cho các con cư trú. Còn ta sẽ về Hương sơn để khai tràng thuyết pháp. Nay các con là đệ tử của ta, phải khuông phù đạo ta, chăm lo cho dân, giữ cho dân chúng trời Nam được hưởng thái bình.” Nói rồi bà bay đi. Kể từ đó, ba anh em chuyên tâm chăm lo, dạy dỗ dân chúng, chữa bệnh dạy học cho dân. Kể từ đó, nhân dân kính trọng và tôn 3 anh em ngài lên làm Thủ Lĩnh, cai quản dãy núi Ba Vì.
Một truyền thuyết khác, tương truyền rằng, Thánh Tản Viên tên thật là Nguyễn Tuấn, con một vị trưởng lão họ Nguyễn ở Sơn Tây. Năm 6 tuổi thì cha qua đời, 2 mẹ con đến ở nhờ nhà bà Ma Thị Cao (con thần núi Tản Viên). Một hôm, Nguyễn Tuấn lên núi đốn củi gặp thần Thái Bạch, thấy cậu bé khôi ngô, tuấn tú, thần đã trao cho cây gậy thần và dạy câu thần chú để cứu đời. Sau này chàng có công cứu con Long Vương thoát chết và được Long Vương đền ơn biếu cuốn sách có thể hiểu mọi lẽ huyền vi của trời đất. Biết chàng là người có tài, có hiếu, trước khi qua đời, mẹ nuôi đã trao cho chàng cai quản muôn vật ở núi Tản Viên. Khi Vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương, Nguyễn Tuấn nhờ có sách quý và gậy thần đã kiếm được sính lễ mang đến trước Thủy Tinh và cưới được Mị Nương. Sau chiến thắng Thủy Tinh và quân Thục, biết chàng là người có tài, Hùng Vương đã trao quyền trị nước cho Nguyễn Tuấn, nhưng chàng từ chối và xin vua cha cho đi du ngoạn khắp nơi giúp dân. Khi đi qua vùng Tam Hồng, thấy cảnh sơn thủy hữu tình, Ngài đã dừng chân, dạy dân trồng lúa, đánh cá, sản xuất nông nghiệp. Ghi nhớ công đức của Ngài, nhân dân Tam Hồng dựng một ngôi đền thờ gọi là đến Thính, xây ở phía Bắc núi Ba Vì và châu thổ sông Hồng nên có tên là đền Bắc Cung (một trong “Tứ cung” thờ Đức thánh Tản Viên). Thần núi Tản Viên hết sức linh ứng, khi nào nhân dân cầu mưa, cầu nắng cho mùa màng đều được ứng nghiệm. Mỗi khi lạnh trời, thánh Tản Viên thường hiện hình ở các khe suối, lại đem theo cây gậy thần cứu chữa bệnh cho người nghèo khổ, đi đến đâu, Ngài cho hiện ra đền đài để nghỉ ngơi.  Để ghi nhớ công lao của Tản Viên Sơn Thánh, tại vị trí này nhân dân Tam Hồng dựng một ngôi đền để thờ phụng gọi là đền Bắc Cung nay là xã Tam Hồng huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.
 Theo thần tích đền Và, phép thuật của Tản Viên bắt đầu từ việc đi chặt cây trên núi Tản gặp Thái Bạch Thần Tinh, được truyền cho cây gậy thần đầu sinh đầu tử. Từ đó Nguyễn Tuấn xưng là Thần Sư, bắt đầu đi cứu dân độ thế. Bảo bối thứ hai của Thánh Tản bắt đầu từ việc cứu được con rắn thần, là con trai Long Vương ở Động Đình. Sau khi xuống thăm Long cung Tản Viên đã được tặng quyển sách ước. Tản Viên từ đó dùng gậy thần và sách ước đi khắp nơi, lấy được công chúa Ngọc Hoa, chiến thắng Thủy Tinh, đánh quân Thục
Hiện nay ở các cung điện cũ của thần Tản Viên đều có nhắc đến 2 bảo vật gậy thần sách ước trên. Câu đối ở đền Và (Đông Cung) ở thôn Vân Già, Sơn Tây:
Tiên trượng ước thư truyền dật sử
Đông cung Tây trấn ngật linh từ.
Dịch:
Gậy thần sách ước dã sử truyền
Cung Đông trấn Tây đền linh tỏ
Hay câu đối khác cùng một ý tại đền Và:
Thần vi chi linh, địa vi chi linh, diệc nhân sùng vi chi linh, ngật nhĩ Đông cung Tây trấn
Sơn đắc kỳ thuật, thủy đắc kỳ thuật, túc kim dục đắc kỳ thuật, diêu hô tiên trượng ước thư.
Dịch:
Thần linh thiêng, đất linh thiêng, vĩ nhân linh thiêng, Cung Đông trấn Tây cao ngất
Núi thành thuật, sông thành thuật, đạo đức thành thuật, gậy thần sách ước diệu kỳ.

Sưu tầm : honguyenvietnam.vn


Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả, vui long lien hệ với chúng tôi:
Mr Sơn: 0983.016.279


Cảm ơn các bạn.!