Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây gia phả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây gia phả. Hiển thị tất cả bài đăng

NGÔ QUYỀN (897 - 944)

Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 898–944) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô. Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.
Tiểu sử


Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944 quê ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Tây ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân, sau trở thành bộ tướng và con rể của Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Dương Đình Nghệ (931 - 937), được giao cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).

Bối cảnh lịch sử

Từ năm 907 ở Trung Hoa, nhà Đường mất, lần lượt nổi lên là các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ đại.
Năm 911, Lưu Cung làm Nam Bình Vương do nhà Hậu Lương phong cho, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. Được ít lâu nhân có việc bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.
Năm Quí Mùi (923)[1] Lưu Cung sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ (khi đó chấp nhận làm Tiết độ sứ của nhà Hậu Lương tại Giao Châu mà không thần phục nhà Nam Hán), rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.
Năm Tân Mão (931) Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước (cha của Khúc Thừa Mỹ) nổi lên, mộ quân đánh đuổi bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến đi, rồi tự xưng làm Tiết độ sứ. Được gần 7 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để cướp quyền.
Sự nghiệp
Trong thời gian cai quản Ái Châu, ông đã đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là người có tài đức.
Năm 938, ông tập hợp lực lượng hào kiệt trong nước tiến ra bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán do Hoằng Thao (có sách viết là Hoằng Tháo) chỉ huy, giết chết Hoằng Thao.
Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô vương (tức là Tiền Ngô vương), đóng đô ở Cổ Loa(thuộc thành phố Hà Nội ngày nay). Tuy chỉ xưng vương nhưng ông có thể coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc.
Năm 944, ông mất, thọ 47 tuổi. Sử sách gọi ông là Tiền Ngô vương. Sách Thiền Uyển tập anh gọi ông là Ngô Thuận Đế, có lẽ chỉ là cách tôn lên vì đương thời ông chưa từng xưng đế.
Trận Bạch Đằng lịch sử

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nước Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Tháo kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu).
Đầu mùa đông năm 938, Ngô Quyền dẹp xong bọn phản loạn Kiều Công Tiễn và chuẩn bị toàn lực để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán.
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán đã diễn ra ác liệt và kết thúc rất nhanh gọn. Cả một đoàn binh thuyền của địch vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng đã bị quân ta dẫn dắt vào trận địa bố trí sẵn và bị tiêu diệt gọn trong một thời gian rất ngắn. Ngô Quyền đã cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng và nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên. Quân giặc thấy quân của ông chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống lên hùng hổ tiến vào. Đợi đến khi thủy triều xuống ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của giặc bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Quân giặc thua chạy, còn Hoằng Thao bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Hắn kinh hoàng khủng khiếp, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược.
Ý nghĩa lịch sử

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.


Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục Bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu, Đài Loan, Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trongViệt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).

Mấy bà Dương hậu?

Từ trước tới nay, theo thông tin từ chính sử thì Ngô Quyền có người vợ là bà Dương hậu là con gái Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, em gái (hoặc chị) của Dương Bình vương Tam Kha.
Cuốn Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp năm 1991 còn đề cập tới Càn Lương phu nhân, một "người vợ khác" cũng mang họ Dương của Ngô Quyền, quê ở dòng sông Đáy, qua mấy câu trong Thiên Nam ngữ lục:
Như ai đã hẹn ai đâu
Qua miền Thượng Phúc, tới cầu Ba Trăng
Như vậy là Ngô Quyền được kết luận có hai bà vợ cùng mang họ Dương. Qua thần tích đền An Nhân huyện Chương Mỹ (Hà Tây), bà họ Dương thứ hai quê ở sông Đáy có tên là Dương Phương Lan.
Cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam do Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam soạn cũng căn cứ vào những nguồn tài liệu này khẳng định về thân thế hai bà vợ Ngô vương:
  • Bà Dương Như Ngọc là con gái Dương Đình Nghệ, thân thế của bà xưa nay đã được khẳng định trong sử sách. Theo GS. sử học Lê Văn Lan giải thích trong cuốn Hỏi đáp về lịch sử Việt Nam thì tên Như Ngọc thực ra cũng chỉ là tên do giới "kiếm hiệp" đặt ra vào thế kỷ 20 để phân biệt bà Dương hậu này với bà Dương hậu khác - được đặt tên văn nghệ là Dương Vân Nga.

  • Bà Dương Phương Lan, người con gái bên dòng sông Đáy, gặp Ngô Quyền ở cầu Ba Trăng. Sách Phả hệ họ Ngô Việt Nam còn phỏng đoán hai người con nhỏ của Ngô Quyền là Nam Hưng, Càn Hưng (chính sử có chép tên hai người này) có thể do bà Phương Lan sinh ra. Tuy nhiên, giả thuyết tồn tại "hai bà hoàng hậu cùng mang họ Dương" của Ngô Quyền không vững chắc, nếu cũng căn cứ đoạn sau của sách Thiên Nam ngữ lục. Đoạn sau cho thấy hai bà họ Dương này thực ra là một người.
Theo Thiên Nam ngữ lục:
Sau đoạn mô tả Ngô Quyền và bà họ Dương gặp nhau ở cầu Ba Trăng, tuyệt nhiên Thiên Nam ngữ lục không hề nhắc tới người phụ nữ nào khác của Ngô Quyền. Nhưng Thiên Nam ngữ lục lại chỉ để cho nàng Phương Lan nói với Ngô Quyền rằng "cha nàng họ Dương" mà không nói rõ người đó chính là ông Dương Đình Nghệ. Do đó người đọc vẫn có thể nghi hoặc: có thể ông họ Dương này không phải là Đình Nghệ.
Đến câu 3340 – 3342, khi Ngô Quyền sắp mất, tin dùng Dương Tam Kha vào việc triều chính:
Việc chuyên bày đặt mặc dầu Tam Kha
Với Dương hậu cùng một cha
Ngoài dinh tướng tá, trong nhà anh em

Mấy câu này cho thấy Dương hậu là em Tam Kha, nhưng vẫn có thể khiến người đọc nghi hoặc: có thể đến đây tác giả Thiên Nam ngữ lục mới nhắc tới bà Dương hậu thứ hai ngoài bà Phương Lan, tức bà Như Ngọc con Dương Đình Nghệ.


Nhưng tới câu 3349 – 3352, đoạn Ngô Quyền lâm chung thì không còn phải bàn cãi:
Thôi bèn hồn phách phất phơ
Cầm tay Dương hậu u ơ dặn rằng:

"Thương vì thuở gặp Ba Trăng
Chi phiền cho bỏ đạo hằng nuôi nhau..."


Qua 4 câu này thì chắc chắn bà Dương hậu được vua Ngô cầm tay này là bà Phương Lan, vì đây là người "gặp Ba Trăng". Và bà lại là người em của Tam Kha (qua ba câu phía trên). Như vậy bà Phương Lan và bà Như Ngọc phải là một người, chứ không thể là hai người. Cả chính sử (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Việt sử thông giám cương mục...) lẫnThiên Nam ngữ lục đều chỉ nói tới duy nhất một bà Dương hậu của Ngô Quyền chứ không hề nói có người phụ nữ họ Dương nào khác trong đời ông[2].

Hệ lụy của giả thuyết hai bà Dương

Do nổi lên thông tin về việc có tới hai bà hoàng hậu họ Dương của Ngô Quyền, một số tài liệu sách vở gần đây tỏ ra lúng túng trong vấn đề xử lý việc "đứng chung" giữa hai bà này trong cung đình triều Ngô, như: hai bà hòa thuận với nhau không? Trong 4 người con trai của Ngô vương (Xương Ngập, Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng), ai thuộc về từng bà? Sau này, khi Ngô vương đã mất, còn một dấu hỏi nữa đặt ra là: tại sao cả hai bà thái hậu cùng vốn là nữ tướng "vũ dũng" như vậy mà để cho Dương Tam Kha "hoành hành"? Bà Như Ngọc với Tam Kha là người nhà, nể anh đã đành, còn bà Phương Lan vì sao vẫn không có thái độ cứng rắn?
Khi đã xác định được rằng hai bà họ Dương chỉ là một người, mọi vấn đề trên hoàn toàn có thể được lý giải.
Vậy câu chuyện giữa Ngô Quyền và bà họ Dương có thể được diễn giải như sau: Sau khi cha mất, Ngô Quyền rời quê nhà Đường Lâm vào Ái châu theo Dương Đình Nghệ, giữa đường lại gặp chính con gái ông là nàng Dương thị, em gái Dương Tam Kha, tại cầu Ba Trăng. Hai người quen nhau và yêu nhau từ đó, sau được Dương Đình Nghệ chấp thuận cho lấy nhau. Việc bà Dương vợ Ngô Quyền được lập đền thờ ở vùng sông Đáy, nơi không phải quê hương bà không có gì là bất bình thường.
Sự khác nhau giữa những cái tên Phương Lan và Như Ngọc chỉ là sản phẩm "chế tác" của đời sau (trong đó có một cái tên được đặt tận thế kỷ 20), như trường hợp "tam sao thất bản" giữa những cái tên "Dương Ngọc Vân" và "Dương Vân Nga" của bà hoàng hậu hai triều Đinh, Lê sau này mà thôi. Giáo sư sử học Lê Văn Lan, trong cuốn Lịch sử Việt Nam - hỏi và đáp (2004) đã chỉ rõ rằng: "tên các nhân vật lịch sử trong thần phả tại các đền thờ phần nhiều do các nhà nho soạn vào khoảng từ thế kỷ 17 trở đi và nhiều khả năng cũng chỉ là sản phẩm của sự chế tác từ các nhà nho này mà thôi, nhất là tên các nhân vật nữ".
Như vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc những cái tên của các nhân vật lịch sử, xem tên đó được đặt trong hoàn cảnh nào và thời gian đặt, do ai đặt là điều cần thiết khi nghiên cứu lịch sử.
Gia quyến

Ngoài Dương hậu, giai thoại dân gian ghi nhận Tiền Ngô vương còn có một người vợ họ Đỗ, ở Dục Tú, Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Bà họ Đỗ không có con cái.
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, con cả Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập, trước khi sinh raNgô Xương Xí đã sinh ra Ngô Xương Tỷ (Khuông Việt đại sư) năm 933. Đây là người cháu lớn nhất của Ngô Vương. Từ khoảng cách năm sinh giữa Ngô Quyền (898) và cháu nội Xương Tỷ cùng việc Xương Ngập có dự trận Bạch Đằng năm 938, có thể suy đoán Xương Ngập sinh khoảng năm 915, trước khi Ngô Quyền gặp Dương hậu - con Dương Đình Nghệ. Do đó Xương Ngập là con một người vợ cả của Ngô Quyền, có thể đã mất sớm và không được sử sách nhắc tới.
Sử sách ghi Tiền Ngô vương còn có 2 người con trai nữa là Ngô Nam Hưng và Ngô Càn Hưng. Phả hệ họ Ngô Việt Nam chỉ nhắc tới con cháu của Xương Ngập và Xương Văn mà không nhắc tới con cháu của Nam Hưng và Càn Hưng. Những căn cứ trên cho thấy: Tiền Ngô Vương có 3 người vợ và 4 người con trai. Xương Ngập là con một người vợ đầu (chưa rõ tên tuổi) mất sớm; Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng đều là con Dương hậu; bà Đỗ thị không có con.
Nhận định
Các nhà sử học Việt Nam thời phong kiến như Lê Văn Hưu (tác giả cuốn Đại Việt sử ký),Phan Phu Tiên (tác giả cuốn Đại Việt sử ký tục biên), Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao công trạng của Ngô Quyền. Trong Đại Việt sử ký toàn thư bản Ngoại kỷ, quyển 5 của Ngô Sĩ Liên đã chép lại lời bình của Lê Văn Hưu về ông như sau:

Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân[3] của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.

Loạn "Ngũ Đại Thập Quốc" ở phương bắc kéo dài hơn nửa thế kỷ là cơ hội lớn cho Việt Nam thoát khỏi tay phong kiến Trung Hoa. Trung Quốc chia năm xẻ bảy, không đủ sức mạnh duy trì chiến tranh thường trực, tổng lực với phương nam. Trước Ngô Quyền, dù các chính quyền họ Khúc, họ Dương đã xây dựng nền tự chủ nhưng trên danh nghĩa, chức Tiết độ sứ vẫn bao hàm nghĩa là một phiên trấn của "thiên triều" phương bắc, dù không thuộc về Nam Hán liền kề nhưng vẫn "nằm trong tay" của "Ngũ Quý" ở Trung nguyên (nhà Hậu Lương 907-923, nhà Hậu Đường 923-936, nhà Hậu Tấn từ 936).
Thất bại lần thứ hai ở Việt Nam khiến Nam Hán phải bỏ hẳn ý định xâm chiếm, khẳng định sức mạnh của "Tĩnh Hải quân" không sút kém so với các chư hầu trong "Thập quốc" lúc đó. Sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền tự mình xưng vương hiệu, thành lập hẳn một triều đại, có triều đình, quan chức, chính thức xác lập nền độc lập của Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam mà sau này các nhà sử học vẫn gọi ông là "ông tổ phục hưng" cho nền độc lập tự chủ.
Điều kiện khách quan chưa cho phép ông xưng đế và đặt quốc hiệu như hơn 20 năm sau Đinh Tiên Hoàng làm. Chỉ xưng vương cũng là một cách làm khôn khéo, "biết mình biết người" của Ngô Quyền; giống như trước đây Khúc Hạo đã không xưng vương để giữ yên bờ cõi vừa vuột khỏi tay người Bắc, Ngô Quyền không xưng đế khi chưa đủ "thế" và "lực". Kinh nghiệm của những người đi trước và những tấm gương tày liếp của các triều đại phương Bắc thay đổi xoành xoạch lúc đó, sớm dựng chiều đổ khiến ông có sự thận trọng cần thiết. Trong hơn 10 nhà cai trị Việt Nam thế kỷ 10, ông cùng Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những người được nhắc tới nhiều nhất.
Chú thích

  1. ^ Có tài liệu ghi năm 930
  2. ^ Truyền thuyết dân gian còn kể về một người con gái họ Đỗ, người Cổ Loa, từng là vợ Ngô Quyền
  3. ^ Đây là cách nói phóng đại, theo sử sách đạo quân này chỉ có 2 vạn người

Tài liệu tham khảo

  • Đại Việt Sử ký Toàn thư
  • Lịch sử Việt Nam, tập 1 – Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Lương Ninh, Hà Văn Tấn, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1991
  • Thiên Nam ngữ lục – NXB Văn học, 2001
  • Phả hệ họ Ngô Việt Nam – Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, 2003

Nguồn từ: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bài viết được sưu tầm bới nhóm thiết kế, trung tâm dịch vụ gia phả Việt Nam

Chúng tôi chuyên dịch vụ thiết kế gia phả cho các dòng họ Việt nam

Email: Dichvugiapha@gmail.com
Điện thoại: 0936375511

Điêu khắc đình làng

Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam.

Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang trí. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó gắn liền với kiến trúc. Hầu như trên các thành phần của kiến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình.

Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi. Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu.

Ở các ngôi đình miền Trung, điêu khắc trang trí không phong phú như các ngôi đình miền Bắc. Có người đã tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Thừa Thiên - Huế : "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có kết cấu vừa phải, thanh tú. Chạm trổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính chất trang trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí tên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ơở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn.

Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt. Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao lam trước điện thờ, như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ...

Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước.

(- Theo Bộ VHTT -)

Bài viết được sưu tầm bới nhóm thiết kế, trung tâm dịch vụ gia phả Việt Nam

Dịch vụ thiết kế cây gia phả, thiết kế gia phả cho các dòng họ Việt nam

Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936375511

Nhà thờ họ, nhà từ đường

Về hình thức kiến trúc, Nhà thờ họ khá gần gũi với kiến trúc nhà ở dân gian. Về công năng, Nhà thờ họ là công trình tín ngưỡng để thờ tổ tiên. Đây là hai yếu tố chính tạo nên phong cách kiến trúc của Nhà thờ họ.
Bên cạnh đó, Nhà thờ họ thuộc sở hữu cá nhân, thường do một dòng họ đứng lên xây dựng, vì vậy mà Nhà thờ họ mang tính cá thể cao chứ không mang nhiều tính cộng đồng như những công trình tín ngưỡng công cộng.Nhà thờ họ có cấu trúc tương tự như nhà ở dân gian của người Việt, chủ yếu là kết cấu khung gỗ với các hình thức kết cấu cơ bản giống nhà ở. Nhà thờ họ thường không được đầu tư lớn (vì là sở hữu cá nhân của từng dòng họ) nên thường có kiến trúc đơn giản, nhỏ bé chứ không rộng lớn, hoành tráng như những công trình tín ngưỡng công cộng.
Thông thường, một Nhà thờ họ điển hình chỉ là một ngôi nhà hình chữ Nhất nằm ngang với hai mái trước và sau theo kiểu thu hồi bít đốc, mái có thể lợp tranh, lá cọ hoặc ngói mũi dân dã (ngói di), quy mô công trình thường từ 3 đến 5 gian.Khu vực đồng bằng Bắc Bộ vẫn được xem là cái nôi của người Việt, vì vậy loại hình kiến trúc Nhà thờ họ cũng ra đời sớm nhất ở khu vực này.
Tuy nhiên hiện nay hầu như không còn những Nhà thờ họ có niên đại sớm. Theo kết quả điều tra của Viện Bảo tồn di tích (thực hiện từ 2003 đến 2009), các Nhà thờ họ còn lại ở đồng bằng Bắc Bộ chỉ có niên đại sớm nhất là từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Một phần do Nhà thờ họ thường không được đầu tư lớn (các cấu kiện khung gỗ nhỏ hơn, yêu cầu đối với vật liệu để làm nhà thờ họ cũng đơn giản hơn) nên độ bền vững thường kém hơn so với những công trình tín ngưỡng công cộng.Phong tục dân gian “Tứ đại mai thần chủ”Đối tượng được thờ trong nhà thờ họ là các vị tổ của dòng họ.
Theo phong tục dân gian: “Tứ đại mai thần chủ” (từ 4 đời thì không phải thờ nữa) nên trong một nhà thờ họ thường chỉ thờ không quá 5 đời tổ. Tuy nhiên cũng không nhất định như vậy, một số dòng họ lớn cũng có thể thờ nhiều hơn 5 đời. Trong Nhà thờ họ, các ban thờ thường được bố trí theo chiều ngang: Ban thờ vị tổ cao nhất bao giờ cũng được đặt tại gian chính giữa, ban thờ các vị tổ thấp hơn được bài trí đăng đối ở các gian hai bên.
Nhà thờ họ thường là công trình chuyên dụng để thờ tổ tiên, song cũng có một số Nhà thờ họ kết hợp hai chức năng: vừa để thờ, vừa để ở (do điều kiện kinh tế của dòng họ). Đối với những Nhà thờ họ kiểu này, việc thờ cúng tổ tiên được bố trí ở các gian giữa, chỗ để ở được bố trí hai bên gian hồi.
Tuy nhiên, đúng theo truyền thống thì Nhà thờ họ thường được xây tách riêng khỏi nhà ở, có thể nằm trên một mảnh đất riêng biệt, có thể nằm trên khuôn viên đất ở của vị trưởng họ. Việc bố trí mặt bằng của Nhà thờ họ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện này.Chi tiết trang trí cửa chính nhà thờ họ Nguyễn - Cự Đà - Hà NộiĐối với kiểu Nhà thờ họ kết hợp để ở và Nhà thờ họ chung khuôn viên đất ở, việc bố trí mặt bằng sẽ phụ thuộc  khá nhiều vào nhu cầu sinh hoạt của những người sống ở đó. Còn đối với những nhà thờ họ có khuôn viên riêng biệt, việc quy hoạch mặt bằng sẽ dễ dàng hơn và có điều kiện để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phong thủy. Song dù thế nào đi nữa thì một nguyên tắc cơ bản luôn luôn phải tuân thủ trong bố cục Nhà thờ họ là nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo (trục tưởng tượng đi qua chính giữa nhà thờ).
Nguyên tắc đăng đối này bao trùm trong toàn bộ đồ án thiết kế nhà thờ họ: từ hình khối kiến trúc, trang trí trên kiến trúc, sắp xếp các ban thờ, bài trí nội thất đến bố trí sân vườn cảnh quan phía trước...Hướng và Thế trong phong thủy Nhà thờ họVề mặt phong thủy, có hai yếu tố luôn được quan tâm khi chọn đất xây dựng Nhà thờ họ là hướng đất và thế đất. Hướng đất thường hay được chọn là hướng Nam do đây là hướng “hè mát, đông ấm”, theo đạo Phật thì đây là hướng gắn với điều thiện và hạnh phúc, theo Nho giáo thì đây là hướng của thánh nhân: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Thánh nhân quay mặt về Nam nghe lời tâu của thiên hạ). Người Việt coi tổ tiên của mình như những thánh nhân luôn theo dõi và phù hộ độ trì cho con cháu nên nhà ở cũng thường quay hướng Nam. Tuy nhiên, ngày xưa quan niệm chọn hướng không quá phức tạp như hiện nay, nếu hướng Nam lại ở thế đất xấu thì cũng có thể quay hướng khác.Thế đất cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn khi xây dựng Nhà thờ họ.
Thế đất tự nhiên được coi là đẹp khi lưng có thế tựa (phía sau cao hơn phía trước), hai bên có thế tỳ “tả Thanh long, hữu Bạch hổ” (thế tay ngai), mặt trước thoáng đãng có dòng lưu thủy từ phải qua trái và có tiền án. Khi thế đất tự nhiên không sẵn có các yếu tố cần thiết đó, người xưa có thể khắc phục bằng cách đào hồ, ao, giếng nước làm điểm tụ thủy; xây bình phong, non bộ làm án; đắp đất trồng cây tạo thế tay ngai…Cũng như các loại hình kiến trúc truyền thống khác, vấn đề trang trí cũng được người xưa rất quan tâm khi xây dựng Nhà thờ họ.
Tuy nhiên, do quy mô đầu tư nhỏ nên trang trí trên kiến trúc Nhà thờ họ thường đơn giản, khiêm tốn hơn so với các công trình kiến trúc tín ngưỡng khác của cộng đồng, đặc biệt là hầu như không có các trang trí bên ngoài công trình hoặc nếu có thì cũng được đơn giản hóa tới mức tối đa. Nếu như trên mái các đình, chùa thường có rồng, phượng, mặt trời, các con giống… được làm cầu kỳ, tinh xảo thì trên mái Nhà thờ họ cùng lắm chỉ có gạch hoa chanh, đấu nắm cơm và những chi tiết trang trí hết sức đơn giản.
Vì sao không chạm rồng 5 móng?Trang trí ở Nhà thờ họ chủ yếu tập trung bên trong công trình và phân thành hai loại chính: Thứ nhất là trang trí trên các cấu kiện kiến trúc (trang trí trên bất động sản), thứ hai là trang trí trên các đồ vật nội thất (trang trí trên động sản). Trang trí trên cấu kiện kiến trúc là những trang trí cố định không thể tháo rời nên thường có cùng phong cách nghệ thuật ở thời kỳ xây dựng, còn các vật dụng nội thất (như bàn thờ, hương án, hạc, lư hương, cửa võng, hoành phi, câu đối…) thường có sự bổ sung, thay đổi theo thời gian nên các trang trí trên mỗi vật dụng có phong cách khác nhau.
Trang trí trên cấu kiện kiến trúc xuất phát từ mục đích vừa làm đẹp vừa làm giảm sự thô mộc, nặng nề của cấu kiện gỗ, song tùy thuộc vào khả năng đầu tư mà mức độ trang trí có thể nhiều, ít khác nhau ở từng Nhà thờ họ. Trang trí trên kiến trúc Nhà thờ họ rất ít dùng hình tượng rồng mà hay sử dụng các hình tượng thuần túy mang tính trang trí (như hình hoa lá, hình kỷ hà…), hoặc các biểu tượng thiêng (như hình vân xoắn, hình đao mác…). Mặc dù vậy, một số nhà thờ của những dòng họ có người làm quan cũng trang trí hình rồng trên kiến trúc, nhưng rất hạn chế và các hình rồng này thường được cách điệu, biến tấu đi (trúc hóa rồng, mai hóa rồng, mây hóa rồng, lá hóa rồng, cá hóa rồng…).Sở dĩ có đặc điểm này là do các Nhà thờ họ truyền thống còn tồn tại đến nay chỉ có niên đại xây dựng từ cuối thế kỷ XVII tới đầu thế kỷ XX, khi mà Nho giáo đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Việt. Theo quan niệm của Nho giáo thì rồng là biểu tượng cho tầng trên, đặc biệt là rồng có 5 móng chân tượng trưng cho Thiên tử.
Nhà thờ họ không phải là nơi thể hiện tính quyền lực, chính vì vậy rất ít sử dụng hình tượng rồng trên kiến trúc. Tuy vậy trên các đồ thờ vẫn thường được chạm rồng do quan niệm thần thánh hóa tổ tiên của người Việt, tất nhiên cũng chỉ được chạm rồng 4 móng mà không được chạm rồng 5 móng.Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, do những biến động của lịch sử mà ảnh hưởng của Nho giáo trong cuộc sống xã hội ngày càng mờ nhạt đi, các chế định xã hội và cộng đồng cũng lỏng lẻo dần trước những trào lưu văn hóa và những nhu cầu mới. Việc xây dựng Nhà thờ họ vì thế cũng không còn tuân thủ chặt chẽ những quan niệm và ước định vốn có mà trở nên  ngày càng đa dạng hơn về quy mô và kiểu thức kiến trúc. Từ giai đoạn này đã xuất hiện những Nhà thờ họ có bố cục mặt bằng phức tạp (chữ Nhị, chữ Đinh, chữ Công, tứ thủy quy đường…) và cả những Nhà thờ họ với các góc đao cong vút.
Cho tới tận ngày nay, nhu cầu xây dựng nhà thờ họ trong xã hội vẫn luôn tồn tại, song nhận thức về “cốt cách” của nhà thờ họ lại khá mơ hồ, thêm vào đó còn bị “nhiễu” bởi những quan niệm và nhu cầu của thời hiện đại. Chính vì vậy đã xuất hiện không ít Nhà thờ họ với phong cách lai tạp, rườm rà mang nặng tính phô trương, đánh mất đi “hồn cốt” của kiến trúc truyền thống Việt nói riêng và bản sắc văn hóa Việt nói chung.
Chắc rằng những điều đáng tiếc đó sẽ không xảy ra nếu trước khi bắt tay xây dựng Nhà thờ cho dòng họ, chúng ta để tâm tìm hiểu và chắt lọc những tinh túy trong suy nghĩ và cách làm của người xưa.
-- Sưu tầm --
Trong không gian các nhà từ đường, không thể thiếu một bức gia phả, một cuốn sổ gia phả dòng tộc.
Các bạn đọc xong nếu có nhu cầu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về gia phả.

Dịch vụ thiết kế cây gia phả, thiết kế gia phả cho các dòng họ Việt nam


Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936375511

Tổ tiên các vua nhà Trần và các tôn thất tại VN

Tổ tiên các vua nhà Trần và các tôn thất tại VN

Trần Lý (thủy tổ của nhà Trần, con của Trần Hấp),

Trần Thừa (cha vua Thái Tông, được truy tôn là Trần Thái Tổ)

Các thế hệ tông thất khai quốc:

-Trần Tự Khánh
- Trần Thị Dung (hoàng hậu nhà Lý), sau này là Linh Từ quốc mẫu
- Trần Liễu cha của Trần Hưng Đạo,
- Trần Thủ Độ, Thái sư nhà Trần (người có công kiến lập nhà Trần)
- Trần An Quốc, Trần An Bang
- Các tông thất nhà Trần có công lao cho đất nước:
- Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo đại vương - Tiết chế Quốc công)
- Trần Quang Khải Thượng tướng, Thái sư nhà Trần
- Trần Nhật Duật
- Trần Khánh Dư
- Trần Quốc Toản
- Trần Quốc Hiến (Nghiễn) (Con trai của Hưng Đạo Vương)
- Trần Quốc Tảng (Con trai của Hưng Đạo Vương)
- Trần Quốc Uất (Con trai của Hưng Đạo Vương)
- Trần Quốc Hiện (Nghiện) (Con trai của Hưng Đạo Vương)
- Trần Bình Trọng
- Trần Khát Chân (dòng dõi Trần Bình Trọng, người có công giết được Chế Bồng Nga)
- Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Quốc Tung): người cùng tham gia trong cả 3 lần kháng chiến - chống Nguyên Mông và đặt nền móng cho trường phái Trúc Lâm Yên Tử
- An Tư công chúa (người được gả cho Thoát Hoan để nghị hòa trong tình thế nguy kịch - của nhà Trần)
- Huyền Trân công chúa: người được gả cho vua Chiêm Thành để đổi lấy châu Ô là châu Lý (Rí)
- Trần Nguyên Đán, là người có công lật đổ Dương Nhật Lễ giành ngôi lại cho nhà Trần, có nhiều công trình thơ văn giá trị và là ông ngoại của Nguyễn Trãi.

Các tôn thất nhà Trần khác:
- Trần Bà Liệt, Hoài Đức Vương, con trai của Trần Thừa
- Trần Quốc Khang (anh trai Trần Quốc Tuấn)
- Trần Nhật Hiệu Thái úy, chỉ huy quân Tinh cương của nhà Trần
- Trần Kiện
- Trần Văn Lộng
- Trần Tú Viên
- Trần Lão Thượng vị hầu
- Trần Khắc Hãn công chúa
- Trần Ngạc Thái úy
- Trần Nhật Đôn Trụ quốc, người cùng hợp mưu với Trần Khát Chân trừ khử Hồ Quý Ly bất thành
- Trần Doãn Vũ Thành Vương
- Trần Thị Thiều (Hoàng hậu của Trần Thánh Tông)
===========

Bài viết sưu tầm trên internet

Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả  , vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936375511

Gia phả và nhà thờ họ

Thật cảm động khi nhìn thấy từ gia phả những lời nhắn nhủ, răn dạy đạo đức của các bậc tổ tiên đối với con cháu cho đến hôm nay vẫn còn nóng hổi ý nghĩa: "Con cháu nhà ta, ai nấy đều phải biết tôn trọng lời dạy của ông bà, phải lấy việc cày cấy, đọc sách, học hành làm nghiệp... phải lấy điều hiếu thuận làm đầu, thì sẽ hạnh phúc". Ngoài việc ghi chép đầy đủ lịch sử của gia tộc và thế thứ các nhánh, các chi của mỗi dòng họ, gia phả còn mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả, những nhà thờ họ. Với mỗi dòng họ, gia phả và nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của hiện tại từ quá khứ. Nhà có phả cũng như nước có sử, phả nhà để ghi chép thế thứ các đời theo hệ thống huyết mạch, trên dưới, mà thuật lại phân minh về bản chi, khiến cho muôn đời con cháu nhìn vào thì thấy rõ ràng như ở trước mắt.
Cũng như nhiều dòng họ khác trên cả nước, dòng họ Nguyễn Thạc ở Thôn Lăng - Làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn - Bắc Ninh từ nhiều đời nay luôn khắc ghi những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. Hàng năm, những người con của dòng họ Nguyễn Thạc dù xa gần đều hành hương tưởng nhớ, viếng mộ tổ dòng họ - Người đã làm rạng danh dòng họ - cụ Nguyễn Thị Ngọc Long. Trong gia phả họ Nguyễn Thạc có ghi rằng: Cuối thời Lê Mạc sang đầu thời Mạc, ở làng Đình Bảng, huyện Đông Ngàn, Phủ Từ Sơn trấn Kinh Bắc có gia đình ông bà Nguyễn Thạc ÇŽn ở hiền lành, phúc đức, ông bà sinh được một gái đầu lòng đặt tên là Nguyễn Thị Long mà sau này khi vào làm Phi chúa Minh Khang Thái Vương đổi là Nguyễn Thị Ngọc Long. Người con thứ là trai là Nguyễn Thạc Căn. Ông Căn nắm được cả lục ban võ nghệ, bốn bộ binh thư nên rất tài giỏi đã qua trÇŽm trận đánh lập công báo quốc được Vua phong là Tuyên Quận công. 7 đời con cháu ông liên tục làm quan, phò Vua giúp nước. Gia phả của một nhà, một dòng họ được coi như bộ sử nhỏ của một nước.
Trong nền văn hóa Phương Đông, lịch sử gia phả đã có trên 3000 nÇŽm, châu Âu đã có gần 500 năm. Gia phả được coi như một bức tranh lịch sử thu nhỏ của một dòng họ, thậm chí lớn hơn là của một làng, một vùng đất cùng với những sự kiện lịch sử, những biến đổi xã hội liên tục, sự tham gia và những ảnh hưởng của dòng họ đến tiến trình của lịch sử xã hội của những vùng, miền khác nhau.
Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nÇŽm 476-545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần (thế kỷ IX - XIII), cùng với hàng loạt những chiến công hiển hách, chấn động phương Bắc của cha ông ta chống lại các thế lực xâm lược từ phía Bắc tràn xuống, đất nước được thanh bình trong một thời gian dài mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên).
Mới đầu gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại. Nhà Lý có "Hoàng Triều Ngọc Điệp" - năm 1026; nhà Trần có "Hoàng Tông Ngọc Điệp", nhà Lê có "Hoàng Lê Ngọc Phả"... Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các Danh gia, quan lại và cứ thế lan rộng, phổ biến ghi chép gia phả trong nhân dân.
Trước Cách mạng Tháng 8, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Nho nhưng số người giỏi chữ Nho không nhiều, qua nhiều năm chiến tranh, nhiều bộ, cuốn gia phả của nhiều dòng họ cũng mất dần... Ngày nay, ý nghĩa của những bộ gia phả đã được thừa nhận bởi những giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần to lớn với mỗi con người trong từng dòng họ. Từ xa xưa đến ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên luôn là nền tảng của những nghi thức tôn giáo ở trong mọi con người Việt Nam. Vì Việt Nam là đất nước có nền văn hiến lâu đời với một tôn giáo truyền thống bao trùm là đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có công với đất nước, với nhân dân. Giáo sư Trần Văn Giầu - một nhà văn hóa Việt Nam đã nhận định: Xưa nay ông bà ta luôn luôn cho rằng để giáo dục con cháu không gì hay hơn dạy lịch sử: lịch sử dân tộc, lịch sử quê hương, lịch sử gia đình. Đạo đức, nhân cách con người Việt Nam xuất phát từ những lời giáo huấn của các vị thánh hiền, các lời dạy dỗ của tổ tiên được đúc kết trong các bộ gia phả lưu truyền qua nhiều đời, như là gương mẫu "đối nhân xử thế" trong cuộc sống.
- Gia phả có giá trị về lịch sử - Gia phả có giá trị về đạo đức - Gia phả có giá trị khuyến khích học hành.
Gia phả là tài liệu cụ thể nhất để giáo dục truyền thống quý báu của dòng họ, gắn liền với truyền thống dân tộc cho từng gia đình, từng con người. Truyền thống ấy đã trở thành trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Trong thực tế xã hội đang có những chuyển biến về tư tưởng, lối sống, đã xuất hiện sự đi xuống và bÇŽng hoại về đạo đức của một phần không nhỏ thanh niên. Do đó, việc giáo dục, định hướng cho thanh thiếu niên những kiến thức về dòng họ, về giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dòng họ là thực sự cần thiết bởi thế hệ trẻ với những kiến thức về giá trị văn hóa, đạo đức của gia đình, dòng họ có thể điều chỉnh năng lực hành vi của mình đúng đắn trong cuộc sống.
Gia phả được các nhà sử học coi là nguồn bổ sung cực kỳ quan trọng cho chính sử bởi những thông tin từ những nhân vật, sự kiện của dòng họ đều được ghi lại một cách trung thực, cụ thể và rõ ràng trong gia phả. Việc thờ cúng tổ tiên là nền tảng của gia đình Việt Nam, gia đình từ ông cố, bà cố, xuống cháu chắt đều sống chung trong một mối dây liên hệ hết sức chặt chẽ về huyết thống, máu mủ. Làm người ai cũng có cha mẹ, ông bà, tổ tiên như cây có cội nguồn, có gốc, có rễ. Hướng về nguồn cội là những cảm xúc, những tâm tư cùng một thế giới tâm linh trong sáng, thiêng liêng với những cảm hứng vang vọng, xuất phát từ đáy lòng qua sự khôi phục, bổ sung và duy trì sự liên tục của gia phả dòng họ, nhà thờ họ là trào lưu vÇŽn hóa đang phát triển ở nước ta hiện nay. Có những bộ gia phả của một số dòng họ được viết các đây vài trÇŽm nÇŽm nay vẫn được lưu giữ cẩn thận, để lưu giữ truyền qua nhiều thế hệ thì thật không phải là dễ. Gia phả cùng với nhà thờ họ luôn sống mãi trong từng con người Việt Nam:
- Nhà thờ họ trường tồn tượng trưng cho một dòng họ bền vững, lâu đời - Nhà thờ họ nơi lưu giữ những giá trị tinh thần to lớn.
Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ gia phả, vÇŽn tự cổ cùng những sắc phong, tượng thờ, bài vị cùng những điển tích về dòng họ. Nhà thờ họ cũng là nơi lưu giữ những di vật của tổ tiên. Đây có thể được coi như một bảo tàng thu nhỏ của dòng họ bởi nó chứa đựng rất nhiều thông tin về dòng họ. Nội thất bên trong nhà thờ được sắp đặt trang nghiêm, có thứ tự rõ ràng và sự sắp sếp có chủ ý thể hiện những thông tin về gia đình, dòng họ được kết cấu một cách chu đáo, đầy đủ để con cháu trong họ cũng như người ngoại tộc có thể hiểu khá tường tận về lịch sử của dòng họ cùng những con người, những danh nhân của dòng họ. Vào đời thứ 3 của dòng họ Nguyễn Thạc có Cụ Nguyễn Thạc Lượng làm quan ở Trấn Thanh Hoa. Cụ đã dành dụm của cải để đóng góp cho quê hương mình là làng Đình Bảng một ngôi đình. Đầu tiên cụ cho dựng nhà thờ họ để luyện thợ và lấy kiểu làm đình làng. Nhà thờ cụ cho xây dựng là một công trình hoành tráng đồ sộ hiếm có, với kiến trúc thuần nhất của người Việt. Các công trình nhà thờ họ Nguyễn Thạc, Đình làng Đình Bảng làm xong, công lao ông bà Nguyễn Thạc Lượng và Nguyễn Thị Nguyên to lớn không kể xiết. Ông bà được bà con, họ hàng, làng nước vô cùng biết ơn và trân trọng.
Nhà thờ họ được coi như điểm hội tụ, thờ cúng tổ tiên, ông bà, những người anh hùng, những danh nhân, những người có công với đất nước, làm lưu danh dòng họ trong sử xanh của đất nước, của dân tộc. Nhà thờ họ luôn có một vị trí đặc biệt trong thế giới tâm linh của những người con trong dòng họ bởi đó là nơi giúp họ nhớ lại những đỉnh cao vinh quang của dòng họ, những tấm gương sáng của tổ tiên và đồng thời những ước vọng của mỗi còn người trong dòng họ được nguyện cầu tại đây. Truyền thống cả dân tộc cũng như mỗi dòng họ, mỗi gia đình cần phải gìn giữ là: "Uống nước nhớ nguồn, nhân hậu thuỷ chung, thương người như thể thương thân, đoàn kết tương thân tương ái làng xóm khi tối lửa tắt đèn, hiếu học, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, lao động cần cù, sáng tạo ...".
Là lịch sử văn hóa của dòng họ và gia đình ở Việt Nam, gia phả còn được coi như một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Không chỉ là cơ sở để các dòng họ, các chi họ lần tìm về gốc rễ, chắp nối cội nguồn, gia phả còn luôn giữ vai trò quan trọng xuyên suốt trong việc củng cố gia tộc, gia đình và giáo dục đạo đức cho con cháu. Bởi vì, gia phả không chỉ giúp cho con cháu biết gốc gác của mình từ đâu, họ hàng là ai, tổ tiên công đức ra sao, gia phả còn được gọi là gia bảo vì đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, chứa đựng những điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Từ gia phả, từ gia tộc, từ tiểu chi đến đại tông, cả dòng họ. Đó chính là sự đa hướng, đa lớp để bảo vệ nề nếp gia phong, truyền thống dòng họ, thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc hôm nay và mai sau.

Các bạn đọc xong, nếu có nhu cầu thiết kế gia phả , vui long liên hệ với chúng tôi:

Mr Sơn: 0936375511

Cuốn gia phả ngày giỗ

Cuốn gia phả ngày giỗ
Làm thế nào để nhớ hết ngày giỗ từ ngũ đại trở xuống, cả giỗ chính lẫn giỗ phụ, giỗ phụ đây là ngày giỗ những ông mãnh, bà cô, giỗ ông chú bà bác, vì chết yểu hoặc vì không con cái mà giỗ tết do các người cháu lo. Nhiều người gia trưởng hàng năm phải cúng rất nhiều giỗ, khó mà nhớ hết.
Mỗi ngày giỗ đều được ghi trong một cuốn gia phả, tức là quyển sổ ghi chép tính danh, ngày sinh ngày tử và con cái của mỗi người. Mỗi gia đình đều có một cuốn gia phả. Muốn nhớ mọi ngày giỗ phải tra cứu trong gia phả. Quyển gia phả lại giúp người gia trưởng biết sự liên hệ giữa mình và người hưởng giỗ để khấn vái trong khi cúng.
Ở nhà quê quyển gia phả được giữ gìn cẩn thận, một biến cố gì trong gia đình, sinh hoặc tử, đều có ghi thêm vào.
Đối một người đã quá vãng, trong gia phả thường ghi rõ, ngoài tính danh, ngày sinh tử, tên các cụ sinh ra vị đó, tên hiệu, tên tục, tên hèm và chức tước. Lại có ghi cả vị đó đã sinh ra những con nào, làm nên sự nghiệp gì. Có nhiều gia đình trong quyển gia phả có ghi cả sinh quán, trú quán và nguyên quán của từng người, lại có khi cả sự ưa thích lúc sinh thời của mỗi vị.
=============

Làm gia phả, thiết kế cây gia phả, phả đồ các dòng họ


Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936 375 511
Cảm ơn các bạn.

TRAO ĐỔI VỀ VIỆC VIẾT GIA PHẢ DÒNG TỘC NGÀY NAY

Trong những năm gần đây, rất nhiều nơi trong nước ta rộ lên việc viết Gia phả của dòng tộc. Họ tộc nào cũng quan tâm đến vấn đề này, nhưng thuỳ theo điều kiện thực tế về nhân sự và tài liệu lưu trữ về dòng họ mình có tồn tại hay không mà việc tiến hành được thuận lợi hay khó khăn. Nói chung họ tộc nào cũng muốn có một quyển gia phả của họ mình để nối liền mạch đời của dòng họ, để cho con cháu biết rõ tổ tông mà lo thờ phụng và tu nhân tích đức, làm tròn bổn phận của con cháu đối với bà con họ hàng đang sinh sống và đối với các vị tiền liệt tổ tiên đã khuất. Dân gian ta có câu: “Chim có tổ, người có tông”, hay : “Uống nước nhớ nguồn”. Bởi vì mỗi người được sinh ra và lớn lên trên quê hương, đất nước mình thì cần phải biết gốc tích tổ tông, bà con họ tộc để duy trì, phát huy các truyền thống tốt đẹp của họ tộc mình mà giáo dục các thế hệ con cháu nối tiếp các đời sau luôn luôn vươn lên biết rèn luyện, phấn đấu trở thành những người tốt của dòng tộc, của quê hương đất nước. Nhất là đối với những người đi làm ăn sinh sống ở xa quê hương, xứ sở lâu năm thì con cháu họ cũng không rõ về bà con họ tộc, làng xóm mình như thế nào nữa. Và cứ thế dần dần họ như những người bị mất gốc tổ tông. Vì vậy việc viết gia phả là điều rất cần thiết để giúp cho mọi người trong gia tộc, họ hàng biết rõ ràng về mối quan hệ dòng dõi huyết thống của các đời con cháu nhằm gắn bó tình thân thiết với nhau được bền lâu hơn.


Ngày nay, việc thực hiện tạo lập một quyển gia phả có nhiều thuận lợi hơn ngày xưa về mặt in ấn, trang trí và trao đổi rút kinh nghiệm qua mạng để biên soạn   gia phả cho mau chóng và có kết quả tốt. Tuy vậy, việc viết thành công một quyển gia phả không phải dễ dàng. Chúng ta phải dày công tìm hiểu kỹ càng về bà con trong từng đời, từng chi nhánh của dòng họ để có được những thông tin, dữ liệu thật chính xác tin cậy mới viết được. Tất nhiên cũng không thể cầu toàn một thời gian ngắn mà có đầy đủ mọi thứ cần thiết mà có những cái có thể bổ sung thêm về sau. Những họ tộc nào đã có sẵn gia phả cũ rồi thì thuận lợi hơn nhiều. Vì đã có cái bản gốc và chỉ bổ sung thêm tỉ mỉ các đời nối tiếp về sau, cũng như phải hoàn chỉnh một số chi tiết còn thiếu ở các đời trước mà nay đã tìm được những cứ liệu chính xác thì nên đưa vào.


Muốn thực hiện được điều đó một cách khách quan, công bằng và toàn diện thì trước tiên họ tộc phải họp lại và đề cử ra một ban biên tập (nếu chưa có gia phả) hoặc tu chỉnh gia phả (nếu đã có gia phả). Ban này được các chi nhánh của dòng tộc cử ra gồm những người có am hiểu vấn đề và có tinh thần trách nhiệm với họ tộc về việc này.
Theo chúng tôi nghĩ, một quyển gia phả có giá trị là phải đạt được các yêu cầu sau:
1-Về hình thức:
Gia phả phải được trình bày trang trọng, sáng sủa, in rõ ràng, đẹp đẽ, giấy tốt, bìa chắc chắn.
2-Về nội dung:
Cần phải thể hiện đầy đủ các mục ghi cần thiết từ lời nói đầu đến các mục ghi cụ thể nhân sự theo từng đời riêng biệt, rõ ràng, súc tích để lưu truyền lâu dài cho các thế hệ con cháu mai sau.
Trong lời nói đầu của gia phả thì cần nêu cho được ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của việc biên tập hoặc tu chỉnh bổ sung gia phả. Chúng ta không nên trình bày quá rờm rà nhiều chuyện xa xôi để gây bề thế, ấn tượng quan trọng cho gia phả họ mình mà không liên quan mật thiết đến họ tộc ở quê hương. Vì như thế sẽ làm loãng cái ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của vấn đề đặt ra.
Còn việc ghi các nhân sự trong từng đời thì con cháu trai cũng như gái mang họ tộc mình phải ghi theo thứ tự anh chị được ghi trước, em sau. Phải thống nhất ghi như thế từ đầu đến cuối quyển Gia phả mà không được linh động đặc cách cho một đời nào cả, kể cả những người làm quan chức lớn hoặc phân biệt đối xử nam nữ trong gia đình. Chúng tôi đã thấy có một số gia phả lại không ghi theo thứ tự đó mà ghi con cháu trai trước, gái sau. Như thế là không đúng và khó biết được rành mạch các thứ lớp anh chị em con cháu nội ngoại về sau này.


Một điều cần lưu ý rằng, gia phả là để cho toàn thể con cháu trong họ biết nên nội dung cần phải khách quan, trung thực và dung hoà không mang màu sắc chính trị hoặc tôn giáo nặng nề; cũng không nên thêu dệt, đề cao họ tộc mình quá mức làm cho các họ khác trong làng không khâm phục và khó chịu.
Chúng tôi đã đọc tham khảo nhiều quyển gia phả trong và ngoài nước của một số dòng tộc thì thấy rằng có nhiều quyển viết khá tốt, hình thức và nội dung rất hài hoà, chất lượng. Trái lại có những quyển gia phả trông rất đẹp, rất đồ sộ nhưng nội dung thì quá rộng lớn, bắt nguồn từ những đời xa xôi. Như thế, con cháu cảm thấy xa vời mối quan hệ thiết thực gắn bó của dòng tộc ở quê hương. Như gia phả họ Ngô, gia phả họ Lê, gia phả họ Phan, gia phả Nguyễn Phước tộc v.v… Tất nhiên những quyển “Siêu gia phả” đó có giá trị và ý nghĩa rộng lớn của nó. Loại gia phả đó là gia phả “cao cấp” không thiết thực cho các dòng họ lẻ ở khắp các vùng của quê hương đất nước ta ngày nay.
Theo chúng tôi nghĩ, gia phả của dòng tộc chỉ cần ghi trong khoảng từ 15 đến 20 đời là tối đa, không nên viết lùi vào dĩ vãng quá xa xôi sẽ gặp nhiều chỗ hổng khó giải quyết. Trừ một số họ tộc đã có sẵn quyển gia phả cũ nhiều đời rồi thì mới dựa vào đó làm nối tiếp, còn nếu không thì Hội đồng của họ tộc nên bàn bạc thống nhất ý kiến chọn một ông cao tằng tổ nào đó có công với họ tộc để làm mốc đời thứ nhất trong gia phả rồi ghi xuống các đời tiếp theo sau thì cũng tạo được một quyển gia phả có giá trị.


3-Cách ghi trong gia phả: con cháu trai hoặc gái mang họ tộc đều ghi Họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất (ghi theo Âm lịch, chú thêm Dương lịch nếu biết), mồ mả ở xứ nào. Nếu con cháu trai thì vợ họ tên gì, sinh năm nào, con ai ở thôn làng nào, sinh hạ được mấy con (ghi rõ họ và tên các con kèm ngày tháng năm sinh). Nếu là con cháu gái mang họ tộc thì cũng ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất, gả đi lấy chồng là ai, con cái nhà ai, ở thôn xã nào, có được mấy con, họ tên gì. Đối với con cháu gái chỉ ghi thế thôi là đủ rồi và chấm dứt. Còn con cháu trai thì tiếp tục ghi vào đời kế tiếp theo trong gia phả.


Lưu ý rằng, việc ghi thứ tự tên con cháu phải theo thể lệ gia tộc ngày xưa. Nghĩa là con thì mang họ cha và các con của bà vợ cả phải ghi trước các con của bà vợ sau không kể lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Chúng tôi thấy một số quyển gia phả dòng tộc ghi thứ tự đưa con bà vợ hai nhiều tuổi hơn lên trước con bà vợ cả. Như thế là không hợp lệ. Trường hợp có con ngoài giá thú thì ghi sau cùng và có ghi chú là con của ai (nếu cần thiết, vì điều tế nhị mà dấu kín thì thôi).

Trong từng đời của gia phả, phải đánh số thứ tự từng người trên dưới  để dễ tìm kiếm và biết được số lượng chính xác của mỗi đời. Nhưng phải lưu ý rằng, khi ghi tên một người thì ghi kèm bên cạnh là con ông số mấy thuộc đời trước với bà nào. Bởi vì ngày xưa, một ông có thể có 2,3 vợ. Do đó, phải ghi rõ con với bà nào để con cháu về sau biết mối quan hệ bà con bên ngoại.  Như thế sẽ rất thuận tiện cho việc lập một gia phả điện tử hoặc một gia phả hình ảnh khi cần.
Xin nêu cụ thể một ví dụ về cách ghi như sau:
12.Nguyễn Bá Đàm-  Đ7, con trai thứ 2 của ông Khánh -số 16Đ6 (tức là số 16 thuộc đời thứ 6) với bà Lê thị Hoằng.
-Sinh ngày : 12-6 năm  Giáp Ngọ (1894); Mất ngày: 10-3- Tân Hợi (1971).
-Mộ tại xứ: Đồi An Lạc, thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Đã xây lăng có bia mộ cả ông và 2 bà).
      +a.Có vợ đầu là bà  Lê Thị Thướng : con ông Tú phủ Lê Thiếp và bà…?
-Người làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-Sinh ngày:…          năm Quý Tị (1893);   Mất ngày 13-11 năm Nhâm Tý (1912).
-Lăng mộ tại xứ đồi An Lạc, thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Đã xây lăng có bia mộ cả ông và 2 bà).
-Sinh hạ được 1 con trai là Nguyễn Chương 9 -11 năm Nhâm Tý (1912).
    +b. có vợ kế là bà Hoàng Thị Ngữ: con ông Lục phẩm Hoàng Quý và bà…? người làng Hội Yên, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
        -Sinh ngày: ?…năm Ất Mùi (1895); Mất ngày: 12-12 năm Mậu Thân (1968).
        Sinh hạ được 3 trai, 3 gái:
                 -Nguyễn Thị Liễn (Sn: Kỷ Mùi =1919, Mn: N. Thìn= 2012).
                -Nguyễn Thị Thiều (Sn: Tân Dậu =1921; Mn: Canh Thìn =2000).
                -Nguyễn Bá Bân (Sn: Quý Hợi =1923, )
                -Nguyễn Bá Quỳnh (Sn: Ất Sửu = 1925, )
                -Nguyễn Bá Khẹc (Sn: Đinh Mão =1927; Mn: Kỷ Tị = 1929)
                -Nguyễn Thị Ngoãn (Sn: Kỷ Tị = 1929; Mn: Canh Tý = 1960).
   
Ghi chú:Ông Nguyễn Bá Đàm là một thầy thuốc Đông y danh tiếng của huyện Hải Lăng; là người con trai nối nghiệp gia truyền thuốc Đông y của cụ thân sinh Nguyễn Bá Khánh-cựu quan ngự y thời vua Đồng Khánh (1885-1888). Được phong danh hiệu: “Hàn lâm đãi chiếu”
                                                      ====


Trong phần ghi chú, có thể nêu lên một số con cháu có học vấn (như kỹ sư, bác sĩ, ThS,TS, PGS, GS…) và có tài xuất sắc nghề nghiệp (như thợ mộc, thơ may, thợ thêu ren, thợ chạm trổ, thợ đúc mạ, kim hoàn, vận động viên thể thao, cầu thủ, v.v…), một số con cháu học giỏi đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế thì cũng nên ghi chú thêm vào gia phả để khích lệ động viên các thế hệ nối tiếp sau thêm tự hào và noi gương theo. Mặt khác, cũng có thể ghi chú thêm về những nhân vật có sự nghiệp hoạt động chính trị (ghi cấp từ trưởng huyện trở lên), về nghiệp quân sự từ cấp Tá trở lên (cần ghi rõ Tá, Tướng của quân đội Quân đội Nhân Việt Nam hay quân đội Việt Nam Cộng hoà …).


4.Phần sơ đồ: Nên lập một sơ đồ gia phả, hoặc cây gia phả rồi đưa ra sau phần ghi xong cụ thể từng người trong các đời. Phần sơ đồ gia phả hay cây gia phả chỉ ghi tên đàn ông, không ghi tên đàn bà. Phần này phải làm sao cho khoa học, tạo lập thế nào cho dễ xem và hình dung được mối quan hệ bà con thân thuộc họ hàng.


5.Phần phụ lục: Phần này có thể đưa những cứ liệu, biểu đồ, tranh ảnh, văn tự chữ Hán, chữ Nôm còn lưu giữ được từ xưa tới nay có liên quan đến dòng họ để cho bà con trong họ và mọi người tham khảo, tìm hiểu.


Nói chung một quyển gia phả phải thể hiện được tinh thần đoàn kết trong họ tộc. Mọi người khi xem thấy yên lòng và tin cậy lớp con cháu càng về sau càng có nhiều ưu điểm và quý mến lẫn nhau. Dù cho bà con có ở xa hay gần cũng đều có quan hệ gắn bó với nhau trong tình cảm đại gia tộc thuận hoà thân thiết.


Nhìn chung, hiện nay rất nhiều họ tộc đã tạo lập được quyển Gia phả của họ tộc mình hoặc bổ sung tu chỉnh lại cho đầy đủ chính xác một cách thận trọng, chu đáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều họ tộc ở làng quê vẫn chưa có điều kiện làm được quyển Gia phả cho đúng nghĩa của nó mà chỉ như là quyển sổ ghi chép lại tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ v.v… của con cháu trong họ để mà biết mối quan hệ bà con dòng tộc mình mà thôi.
Mặt khác, lại có một số ít dòng tộc có khả năng và điều kiện chủ quan và khách quan nhưng lại không có ai có vai vế uy tín trong họ tộc để quan tâm chủ trì vấn đề biên tập hoặc tu chỉnh, bổ sung gia phả thật tích cực, nhiệt tình. Vì thế nên thời gian cứ trôi qua hết năm này đến năm khác mà vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng của bà con trong dòng tộc có được một quyển Gia phả cho thật đàng hoàng, tử tế.
Nam


Hy vọng rằng, càng về sau này, người ta sẽ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể họ tộc nào cũng tạo lập được một quyển Gia phả của dòng tộc mình một cách đầy đủ, rõ ràng hoành tráng.
           
                                                                N.H.T                      
          
  Phước Vĩnh, TP. Huế, Quý Xuân năm Kỷ Sửu =2009




Ghi chú: 1.Bức ảnh trên là bìa của quyển Gia phả tộc Nguyễn Bá ở làng Phú Long , Hải Phú, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị -đã in ấn lưu hành nội tộc vào năm Nhâm Ngọ =2002. Làng này là xuất xứ từ gốc làng Phú Xuân ở Huế ra lập nghiệp tại tỉnh Quảng Trị.
2. Bài này đã được đăng trong tạp chí XƯA &NAY số 329 -2009.

 

Làm gia phả, thiết kế cây gia phả, phả đồ các dòng họ


Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936 375 511
Cảm ơn các bạn.

VIẾT VỀ GIA PHẢ CỦA DÒNG HỌ VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, rất nhiều nơi trong nước ta rộ lên việc viết Gia phả của dòng tộc. Họ tộc nào cũng quan tâm đến vấn đề này, nhưng thuỳ theo điều kiện thực tế về nhân sự và tài liệu lưu trữ về dòng họ mình có tồn tại hay không mà việc tiến hành được thuận lợi hay khó khăn. Nói chung họ tộc nào cũng muốn có một quyển gia phả của họ mình để nối liền mạch đời của dòng họ, để cho con cháu biết rõ tổ tông mà lo thờ phụng và tu nhân tích đức, làm tròn bổn phận của con cháu đối với bà con họ hàng đang sinh sống và đối với các vị tiền liệt tổ tiên đã khuất. Dân gian ta có câu: “Chim có tổ, người có tông”, hay : “Uống nước nhớ nguồn”. Bởi vì mỗi người được sinh ra và lớn lên trên quê hương, đất nước mình thì cần phải biết gốc tích tổ tông, bà con họ tộc để duy trì, phát huy các truyền thống tốt đẹp của họ tộc mình mà giáo dục các thế hệ con cháu nối tiếp các đời sau luôn luôn vươn lên biết rèn luyện, phấn đấu trở thành những người tốt của dòng tộc, của quê hương đất nước. Nhất là đối với những người đi làm ăn sinh sống ở xa quê hương, xứ sở lâu năm thì con cháu họ cũng không rõ về bà con họ tộc, làng xóm mình như thế nào nữa. Và cứ thế dần dần họ như những người bị mất gốc tổ tông. Vì vậy việc viết gia phả là điều rất cần thiết để giúp cho mọi người trong gia tộc, họ hàng biết rõ ràng về mối quan hệ dòng dõi huyết thống của các đời con cháu nhằm gắn bó tình thân thiết với nhau được bền lâu hơn.


Ngày nay, việc thực hiện tạo lập một quyển gia phả có nhiều thuận lợi hơn ngày xưa về mặt in ấn, trang trí và trao đổi rút kinh nghiệm qua mạng để biên soạn   gia phả cho mau chóng và có kết quả tốt. Tuy vậy, việc viết thành công một quyển gia phả không phải dễ dàng. Chúng ta phải dày công tìm hiểu kỹ càng về bà con trong từng đời, từng chi nhánh của dòng họ để có được những thông tin, dữ liệu thật chính xác tin cậy mới viết được. Tất nhiên cũng không thể cầu toàn một thời gian ngắn mà có đầy đủ mọi thứ cần thiết mà có những cái có thể bổ sung thêm về sau. Những họ tộc nào đã có sẵn gia phả cũ rồi thì thuận lợi hơn nhiều. Vì đã có cái bản gốc và chỉ bổ sung thêm tỉ mỉ các đời nối tiếp về sau, cũng như phải hoàn chỉnh một số chi tiết còn thiếu ở các đời trước mà nay đã tìm được những cứ liệu chính xác thì nên đưa vào.


Muốn thực hiện được điều đó một cách khách quan, công bằng và toàn diện thì trước tiên họ tộc phải họp lại và đề cử ra một ban biên tập (nếu chưa có gia phả) hoặc tu chỉnh gia phả (nếu đã có gia phả). Ban này được các chi nhánh của dòng tộc cử ra gồm những người có am hiểu vấn đề và có tinh thần trách nhiệm với họ tộc về việc này.
Theo chúng tôi nghĩ, một quyển gia phả có giá trị là phải đạt được các yêu cầu sau:
1-Về hình thức:
Gia phả phải được trình bày trang trọng, sáng sủa, in rõ ràng, đẹp đẽ, giấy tốt, bìa chắc chắn.
2-Về nội dung:
Cần phải thể hiện đầy đủ các mục ghi cần thiết từ lời nói đầu đến các mục ghi cụ thể nhân sự theo từng đời riêng biệt, rõ ràng, súc tích để lưu truyền lâu dài cho các thế hệ con cháu mai sau.
Trong lời nói đầu của gia phả thì cần nêu cho được ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của việc biên tập hoặc tu chỉnh bổ sung gia phả. Chúng ta không nên trình bày quá rờm rà nhiều chuyện xa xôi để gây bề thế, ấn tượng quan trọng cho gia phả họ mình mà không liên quan mật thiết đến họ tộc ở quê hương. Vì như thế sẽ làm loãng cái ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của vấn đề đặt ra.
Còn việc ghi các nhân sự trong từng đời thì con cháu trai cũng như gái mang họ tộc mình phải ghi theo thứ tự anh chị được ghi trước, em sau. Phải thống nhất ghi như thế từ đầu đến cuối quyển Gia phả mà không được linh động đặc cách cho một đời nào cả, kể cả những người làm quan chức lớn hoặc phân biệt đối xử nam nữ trong gia đình. Chúng tôi đã thấy có một số gia phả lại không ghi theo thứ tự đó mà ghi con cháu trai trước, gái sau. Như thế là không đúng và khó biết được rành mạch các thứ lớp anh chị em con cháu nội ngoại về sau này.


Một điều cần lưu ý rằng, gia phả là để cho toàn thể con cháu trong họ biết nên nội dung cần phải khách quan, trung thực và dung hoà không mang màu sắc chính trị hoặc tôn giáo nặng nề; cũng không nên thêu dệt, đề cao họ tộc mình quá mức làm cho các họ khác trong làng không khâm phục và khó chịu.
Chúng tôi đã đọc tham khảo nhiều quyển gia phả trong và ngoài nước của một số dòng tộc thì thấy rằng có nhiều quyển viết khá tốt, hình thức và nội dung rất hài hoà, chất lượng. Trái lại có những quyển gia phả trông rất đẹp, rất đồ sộ nhưng nội dung thì quá rộng lớn, bắt nguồn từ những đời xa xôi. Như thế, con cháu cảm thấy xa vời mối quan hệ thiết thực gắn bó của dòng tộc ở quê hương. Như gia phả họ Ngô, gia phả họ Lê, gia phả họ Phan, gia phả Nguyễn Phước tộc v.v… Tất nhiên những quyển “Siêu gia phả” đó có giá trị và ý nghĩa rộng lớn của nó. Loại gia phả đó là gia phả “cao cấp” không thiết thực cho các dòng họ lẻ ở khắp các vùng của quê hương đất nước ta ngày nay.
Theo chúng tôi nghĩ, gia phả của dòng tộc chỉ cần ghi trong khoảng từ 15 đến 20 đời là tối đa, không nên viết lùi vào dĩ vãng quá xa xôi sẽ gặp nhiều chỗ hổng khó giải quyết. Trừ một số họ tộc đã có sẵn quyển gia phả cũ nhiều đời rồi thì mới dựa vào đó làm nối tiếp, còn nếu không thì Hội đồng của họ tộc nên bàn bạc thống nhất ý kiến chọn một ông cao tằng tổ nào đó có công với họ tộc để làm mốc đời thứ nhất trong gia phả rồi ghi xuống các đời tiếp theo sau thì cũng tạo được một quyển gia phả có giá trị.


3-Cách ghi trong gia phả: con cháu trai hoặc gái mang họ tộc đều ghi Họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất (ghi theo Âm lịch, chú thêm Dương lịch nếu biết), mồ mả ở xứ nào. Nếu con cháu trai thì vợ họ tên gì, sinh năm nào, con ai ở thôn làng nào, sinh hạ được mấy con (ghi rõ họ và tên các con kèm ngày tháng năm sinh). Nếu là con cháu gái mang họ tộc thì cũng ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, năm mất, gả đi lấy chồng là ai, con cái nhà ai, ở thôn xã nào, có được mấy con, họ tên gì. Đối với con cháu gái chỉ ghi thế thôi là đủ rồi và chấm dứt. Còn con cháu trai thì tiếp tục ghi vào đời kế tiếp theo trong gia phả.


Lưu ý rằng, việc ghi thứ tự tên con cháu phải theo thể lệ gia tộc ngày xưa. Nghĩa là con thì mang họ cha và các con của bà vợ cả phải ghi trước các con của bà vợ sau không kể lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Chúng tôi thấy một số quyển gia phả dòng tộc ghi thứ tự đưa con bà vợ hai nhiều tuổi hơn lên trước con bà vợ cả. Như thế là không hợp lệ. Trường hợp có con ngoài giá thú thì ghi sau cùng và có ghi chú là con của ai (nếu cần thiết, vì điều tế nhị mà dấu kín thì thôi).

Trong từng đời của gia phả, phải đánh số thứ tự từng người trên dưới  để dễ tìm kiếm và biết được số lượng chính xác của mỗi đời. Nhưng phải lưu ý rằng, khi ghi tên một người thì ghi kèm bên cạnh là con ông số mấy thuộc đời trước với bà nào. Bởi vì ngày xưa, một ông có thể có 2,3 vợ. Do đó, phải ghi rõ con với bà nào để con cháu về sau biết mối quan hệ bà con bên ngoại.  Như thế sẽ rất thuận tiện cho việc lập một gia phả điện tử hoặc một gia phả hình ảnh khi cần.
Xin nêu cụ thể một ví dụ về cách ghi như sau:
12.Nguyễn Bá Đàm-  Đ7, con trai thứ 2 của ông Khánh -số 16Đ6 (tức là số 16 thuộc đời thứ 6) với bà Lê thị Hoằng.
-Sinh ngày : 12-6 năm  Giáp Ngọ (1894); Mất ngày: 10-3- Tân Hợi (1971).
-Mộ tại xứ: Đồi An Lạc, thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Đã xây lăng có bia mộ cả ông và 2 bà).
      +a.Có vợ đầu là bà  Lê Thị Thướng : con ông Tú phủ Lê Thiếp và bà…?
-Người làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
-Sinh ngày:…          năm Quý Tị (1893);   Mất ngày 13-11 năm Nhâm Tý (1912).
-Lăng mộ tại xứ đồi An Lạc, thôn Phú Long, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. (Đã xây lăng có bia mộ cả ông và 2 bà).
-Sinh hạ được 1 con trai là Nguyễn Chương 9 -11 năm Nhâm Tý (1912).
    +b. có vợ kế là bà Hoàng Thị Ngữ: con ông Lục phẩm Hoàng Quý và bà…? người làng Hội Yên, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
        -Sinh ngày: ?…năm Ất Mùi (1895); Mất ngày: 12-12 năm Mậu Thân (1968).
        Sinh hạ được 3 trai, 3 gái:
                 -Nguyễn Thị Liễn (Sn: Kỷ Mùi =1919, Mn: N. Thìn= 2012).
                -Nguyễn Thị Thiều (Sn: Tân Dậu =1921; Mn: Canh Thìn =2000).
                -Nguyễn Bá Bân (Sn: Quý Hợi =1923, )
                -Nguyễn Bá Quỳnh (Sn: Ất Sửu = 1925, )
                -Nguyễn Bá Khẹc (Sn: Đinh Mão =1927; Mn: Kỷ Tị = 1929)
                -Nguyễn Thị Ngoãn (Sn: Kỷ Tị = 1929; Mn: Canh Tý = 1960).
   
Ghi chú:Ông Nguyễn Bá Đàm là một thầy thuốc Đông y danh tiếng của huyện Hải Lăng; là người con trai nối nghiệp gia truyền thuốc Đông y của cụ thân sinh Nguyễn Bá Khánh-cựu quan ngự y thời vua Đồng Khánh (1885-1888). Được phong danh hiệu: “Hàn lâm đãi chiếu”
                                                      ====


Trong phần ghi chú, có thể nêu lên một số con cháu có học vấn (như kỹ sư, bác sĩ, ThS,TS, PGS, GS…) và có tài xuất sắc nghề nghiệp (như thợ mộc, thơ may, thợ thêu ren, thợ chạm trổ, thợ đúc mạ, kim hoàn, vận động viên thể thao, cầu thủ, v.v…), một số con cháu học giỏi đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế thì cũng nên ghi chú thêm vào gia phả để khích lệ động viên các thế hệ nối tiếp sau thêm tự hào và noi gương theo. Mặt khác, cũng có thể ghi chú thêm về những nhân vật có sự nghiệp hoạt động chính trị (ghi cấp từ trưởng huyện trở lên), về nghiệp quân sự từ cấp Tá trở lên (cần ghi rõ Tá, Tướng của quân đội Quân đội Nhân Việt Nam hay quân đội Việt Nam Cộng hoà …).


4.Phần sơ đồ: Nên lập một sơ đồ gia phả, hoặc cây gia phả rồi đưa ra sau phần ghi xong cụ thể từng người trong các đời. Phần sơ đồ gia phả hay cây gia phả chỉ ghi tên đàn ông, không ghi tên đàn bà. Phần này phải làm sao cho khoa học, tạo lập thế nào cho dễ xem và hình dung được mối quan hệ bà con thân thuộc họ hàng.


5.Phần phụ lục: Phần này có thể đưa những cứ liệu, biểu đồ, tranh ảnh, văn tự chữ Hán, chữ Nôm còn lưu giữ được từ xưa tới nay có liên quan đến dòng họ để cho bà con trong họ và mọi người tham khảo, tìm hiểu.


Nói chung một quyển gia phả phải thể hiện được tinh thần đoàn kết trong họ tộc. Mọi người khi xem thấy yên lòng và tin cậy lớp con cháu càng về sau càng có nhiều ưu điểm và quý mến lẫn nhau. Dù cho bà con có ở xa hay gần cũng đều có quan hệ gắn bó với nhau trong tình cảm đại gia tộc thuận hoà thân thiết.


Nhìn chung, hiện nay rất nhiều họ tộc đã tạo lập được quyển Gia phả của họ tộc mình hoặc bổ sung tu chỉnh lại cho đầy đủ chính xác một cách thận trọng, chu đáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều họ tộc ở làng quê vẫn chưa có điều kiện làm được quyển Gia phả cho đúng nghĩa của nó mà chỉ như là quyển sổ ghi chép lại tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ v.v… của con cháu trong họ để mà biết mối quan hệ bà con dòng tộc mình mà thôi.
Mặt khác, lại có một số ít dòng tộc có khả năng và điều kiện chủ quan và khách quan nhưng lại không có ai có vai vế uy tín trong họ tộc để quan tâm chủ trì vấn đề biên tập hoặc tu chỉnh, bổ sung gia phả thật tích cực, nhiệt tình. Vì thế nên thời gian cứ trôi qua hết năm này đến năm khác mà vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng của bà con trong dòng tộc có được một quyển Gia phả cho thật đàng hoàng, tử tế.
Nam


Hy vọng rằng, càng về sau này, người ta sẽ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể họ tộc nào cũng tạo lập được một quyển Gia phả của dòng tộc mình một cách đầy đủ, rõ ràng hoành tráng.
           
                                                                N.H.T                      
          
  Phước Vĩnh, TP. Huế, Quý Xuân năm Kỷ Sửu =2009




Ghi chú: 1.Bức ảnh trên là bìa của quyển Gia phả tộc Nguyễn Bá ở làng Phú Long , Hải Phú, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị -đã in ấn lưu hành nội tộc vào năm Nhâm Ngọ =2002. Làng này là xuất xứ từ gốc làng Phú Xuân ở Huế ra lập nghiệp tại tỉnh Quảng Trị.
2. Bài này đã được đăng trong tạp chí XƯA &NAY số 329 -2009.

 ==========

Làm gia phả, thiết kế cây gia phả, phả đồ các dòng họ


Email: Dichvugiapha@gmail.com
Mr Sơn: 0936 375 511
Cảm ơn các bạn.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ “VIẾT GIA PHẢ”

  Việc viết gia phả trong họ đã có rất nhiều người quan tâm. Trên tập san Họ Bùi Việt Nam: Ông Bùi Thiết viết bài “Gia phả là gì?” (tập 7 trang 29-31); Ông Bùi Xuân Vịnh có bài “Trao đổi việc biên soạn Gia phả” (tập 13 trang 39-38); Ông Bùi Văn An có bài “Viết Gia phả bằng mã số” (tập 18 trang 46-48)… đều là những tài liệu quý để tham khảo. Nay tôi xin đề cập một góc độ khác: “Việc khôi phục Gia phả”.
     Chúng ta đều biết, với một quốc gia phải có bộ Quốc sử ghi chép lại sự phát triển của đất nước qua từng thời kỳ dù thịnh hay suy. Với một dòng họ cần có Gia phả để ghi lại sự phát triển của dòng họ qua từng thế hệ. Bởi vậy, từ xưa tổ tiên ta rất quan tâm đến Gia phả, có những người đi lập nghiệp xa quê hương thường sao chép để mang theo.
     Tuy vậy, do những biến cố trong lịch sử xã hội, do tàn phá của chiến tranh hoặc do sự yếu kém trong việc bảo quản giữ gìn của con cháu, nhiều chi họ đã không còn Gia phả cũ để lại. Lại có trường hợp thay đổi dùng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, những bản Gia phả cũ không kịp thời biên dịch và ghi tiếp các thế hệ sau nên một thời gian dài để đứt quãng. Đối với con cháu, khi tuổi trẻ còn lo hoàn thành nhiệm vụ bản thân được xã hội giao hoặc lo kinh tế nuôi sống bản thân và gia đình nên thường ít quan tâm tìm hiểu về các bậc tiền bối. Nhưng nếu họ muốn tìm hiểu mà Gia phả không còn thì cũng không thể, nên có người đã đặt tên con trùng với tên húy của bố đẻ mình (phạm húy) – đây lại thuộc trách nhiệm của các bậc cha chú không những hôm nay mà cho các thế hệ mai sau. Chi họ chúng thôi cũng không nằm ngoài lệ trên.
     Đầu năm 1999, gia tộc Bùi chúng tôi đã có chủ trương khôi phục lại Gia phả. Đây là việc làm rất khó do tài liệu gốc còn lại không nhiều. Theo tôi:
     1.Trước hết phải tìm người chủ biên và cộng sự. Họ phải là người có tâm huyết, có ít nhiều kiến thức về việc họ, có điều kiện thời gian, hoàn cảnh giao tiếp và tự nguyện đóng góp công sức cho việc họ. Họ tộc chỉ cần động viên cấp văn phòng phẩm và tài liệu cần thiết.
     2.Phải có đủ thời gian để sưu tầm tư liệu, bao gồm những tài liệu cũ, những khẩu truyền của các vị cao niên trong và ngoài họ, nghiên cứu tìm tòi qua sách báo, lịch sử để bổ sung và chứng minh thêm những tư liệu khẩu truyền sưu tầm được về mức độ chính xác hay còn nghi vấn làm cơ sở cho việc soạn thảo tốt hơn.
     3.Cả họ phải góp sức cho nhóm biên soạn những tin tức thông qua hình thức:
a.Phát phiếu điều tra cho từng hộ. Mỗi hộ một bản điều tra theo từng thế hệ để ghi lại toàn bộ thông tin vè gia đình mình (tên, tuổi, nơi sinh, quê quán, thuộc chi, đời nào và một số điểm khác như: nghề nghiệp, nơi cư trú…) ghi rõ cả vợ, chồng và con cái. Đối với các gia đình có bố, mẹ hoặc ông, bà đã quá cố, con cháu ghi thay và bổ sung thêm năm mất, ngày giỗ, nơi an táng (bằng một bản riêng).
b.Phát bản tự bạch: Với những thành viên bản thân và vợ có những đặc điểm trong cuộc đời hoạt động của mình về học hành thi cử, về công đức đối với họ tộc, quê hương, đất nước đã được thừa nhận bởi các quyết định, bằng khen, huân huy chương…(chúng ta coi đây cũng giống như những sắc phong của vua chúa thời phong kiến, nên các chứng cứ trên có kèm theo bản photocopy thì tài liệu lưu càng quý giá hơn). Đây cũng là nội dung quan trọng trong Gia phả.
     Tự bạch có thể viết cho mình hoặc con cháu viết thay cho cha mẹ, ông bà. Thậm chí nhờ người biết rõ về người thân của mình viết hộ. Các bản điều tra và tự bạch được tập trung về họ. Toàn bộ tư liệu quý giá trên thu thập được, sẽ được chỉnh lý, sắp xếp hệ thống hóa phục vụ cho việc biên thảo. Tục ngữ có câu: “có bột mới gột nên hồ” là thế đó.
     4.Nội dung kiến nghị nên có các phần sau:
a.Phần 1Mở đầu: Cần nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc soạn thảo, quá trình sưu tầm tư liệu, soạn thảo, mức độ soạn thảo (Gia phả hay lược phả), nội dung trong bản soạn thảo.
b.Phần 2: Giới thiệu sơ lược về quê hương. Theo quy luật chung, một dòng họ lập nghiệp tại địa phương nào đều có sự tác động qua lại giữa địa phương và dòng họ trong quá trình phát triển. Bởi vậy giới thiệu để con cháu biết khái quát về quê hương từ lúc dòng họ về lập nghiệp đén nay. Khi con cháu nghĩ đến dòng họ là nghĩ đến quê hương và ngược lại nhằm gây tình cảm giữa con cháu với quê hương và dòng họ ngày càng đậm sâu hơn.
c.Phần 3: Sự phát triển của dòng họ: Dựa vào cứ liệu để soạn thảo, nhưng dù Gia phả hay lược phả cũng phải nêu lên hai nội dung chính:
     a)Xác định mức độ soạn thảo, thông thường trong Gia phả cần nắm rõ: Cụ tổ chung cao nhất là ai? Từ đâu đến? Đến bằng cách nào? Đến bao giờ? Từ đó đến nay đã qua bao nhiêu thế hệ? Sau đó lập thành hệ phả (hay gọi là cây Gia phả). Hệ phả có thể lập trên một tờ. Đối với họ lớn, chia thành nhiều chi, mỗi chi lập thành 1 tờ, về sau có thể lập cho từng tiểu chi…Khi cần thì có thể gắn kết lại sẽ có bức tranh tổng thể để con cháu nhìn vào sẽ biết rõ sự phát triển của dòng họ và thế thứ, thế vị của mình.
     b)Lược thuật sự phát triển: Thực chất là lý lịch sơ yếu của từng thành viên trong họ, cần lưu danh cho hậu thế biết. Phần này nên sắp xếp theo từng thế hệ (từng đời) để khi con cháu muốn biết có thể tìm dễ dàng, nội dung chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu của từng họ tộc và cơ sở tư liệu sưu tầm được.
d.Phần 4: Một số quy định: Tuy Gia phả chỉ sử dụng trong nội bộ dòng tộc nhưng cần có quy định thành văn để các thành viên làm căn cứ thực hiện.
     -Nguyên tắc, trách nhiệm, phương pháp bảo quản giữ gìn tài liệu.
     -Thời gian định kỳ và trách nhiệm ghi bổ sung, nội dung bổ sung.
     -Trách nhiệm và phương pháp đóng góp của các thành viên vào tư liệu dòng họ.
     -Việc phổ biến cho con cháu biết gia phả dòng họ.
     -v.v…
e.Phần 5: Phụ lục: Phần này là hệ thống lại một số tài liệu sưu tầm được để cho con cháu tham khảo, vừa chứng minh rõ thêm các tiểu tiết trong bản soạn thảo không thể viết chi tiết dài dòng.
     5.Ngoài ra nên mở thêm quyển sổ tộc tịch. Mỗi khi thành viên nam lập gia đình  sẽ ghi vào thành một tộc tịch riêng. Trong sổ tộc tịch:
-Trang bên trái: Tên các thành viên trong hộ, ngày sinh, quê quán, thuộc chi nào? Đời thứ mấy?
-Trang bên phải: Ghi các đặc điểm khác, thí dụ: Con gái lấy chồng tên gì? Ngày tháng năm nào? Về đâu? Hoặc cả gia đình  chuyển lập nghiệp nơi khác là địa phương nào? Ngày tháng năm nào?...
     In sẵn một tờ giấy báo thay đỏi hàng năm về các nội dung: Sinh hay tử, kết hôn hay ly hôn, thay đổi khác… Ghi rõ ngày tháng năm về các nội dung cụ thể sự thay đổi người báo thay đổi.
     Hai việc làm trên là tích lũy tư liệu phục vụ cho bổ sung Gia phả sau này.
     Năm nội dung trên là những việc mà chúng tôi đã và đang làm, tuy đã khởi động cách đây 12 năm, nay chỉ dự thảo với mức độ “Lược phả”. Với mong muốn có được sự giúp đỡ của các chi họ về kinh nghiệm và những góp ý hướng dẫn chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ họ tộc của mình, tôi mạnh dạn viết lên để quý vị xem và chỉ giáo.
     Xin chân thành cảm ơn!     
BÙI ĐÌNH PHI

Bài viết trên được chúng tôi sưu tầm từ internet - quý vị có nhu cầu tư vấn thiết kế gia phả kỹ hơn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

Làm gia phả, thiết kế gia phả, phả đồ các dòng họ

Mr Sơn: 093.637.5511
Cảm ơn các bạn.